Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
Yêu Hoá Học
No Result
View All Result
Home Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng oxi hóa – khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa?

Trung Trần by Trung Trần
31/10/2022
in Phản Ứng Hoá Học

Trong hóa học, có rất nhiều loại phản ứng khác nhau. Vậy phản ứng oxi hóa – khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn, cũng là thắc mắc của mình lúc học đến khái niệm này. Hiện tại, mình đã biết và mình muốn chia sẻ lại với tất cả các bạn. Nào, bây giờ chúng ta cũng theo dõi nội dung bài viết để có cái nhìn tổng quan về những khái niệm trên các bạn nhé!

Mục lục bài viết

  • I. Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
    • 1. Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gì?
      • 1.1. Sự khử là gì?
      • 1.2. Sự oxi hóa là gì?
      • 1.3. Ví dụ
    • 2. Chất khử là gì? Chất oxi hóa là gì?
      • 2.1. Chất khử là gì?
      • 2.2. Chất oxi hóa là gì?
    • 3. Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
  • II. Ứng dụng của phản ứng oxi hóa khử

I. Phản ứng oxi hóa – khử là gì?

Trước khi tìm hiểu phản ứng oxi hóa – khử là gì, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm liên quan các bạn nhé.

1. Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gì?

1.1. Sự khử là gì?

Sự khử được định nghĩa đơn giản là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. Định nghĩa này khá hẹp.

Định nghĩa sâu hơn và chính xác hơn: sự khử một chất là làm cho chất đó nhận electron (hay làm giảm số oxi hóa của chất đó).

Sự khử (hay quá trình khử) là quá trình nhận electron.

1.2. Sự oxi hóa là gì?

Sự oxi hóa được định nghĩa đơn giản là sự tác dụng của oxi với một chất. Tuy nhiên, đây là khái niệm khá hẹp.

Định nghĩa sâu hơn, sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron (hay làm tăng số oxi hóa của chất đó).

Sự oxi hóa (hay quá trình oxi hóa) là quá trình nhường electron.

phan-ung-oxi-hoa-khu-la-gi

1.3. Ví dụ

(1)      CuO + H2 (t°) → Cu + H2O

(2)      Fe2O3 + 3CO (t°) → 2Fe + 3CO2

(3)      2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

(4)      Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

2. Chất khử là gì? Chất oxi hóa là gì?

Để hiểu rõ hơn về sự khử, sự oxi hóa cũng như hiểu được bản chất của phản ứng oxi hóa khử là gì, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là chất khử, chất oxi hóa và vai trò của nó trong phản ứng.

2.1. Chất khử là gì?

Chất khử là chất nhường electron (hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng).

Trong các ví dụ (1), (2), (3), (4) ở trên, các chất khử lần lượt là H2, CO, Al, Fe.

2.2. Chất oxi hóa là gì?

Chất oxi hóa là chất nhận electron (hay là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng).

Trong các ví dụ (1), (2), (3), (4) ở trên, các chất oxi hóa lần lượt là CuO, Fe2O3, HCl, Cu(NO3)2

phan-ung-oxi-hoa-khu

3. Phản ứng oxi hóa – khử là gì?

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa.

Nó còn được định nghĩa như sau:

  • Là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
  • Là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

II. Ứng dụng của phản ứng oxi hóa khử

Phản ứng oxi hóa khử có nhiều ứng dụng quan trọng trong ngành luyện kim và các ngành công nghiệp hóa học khác. Bên cạnh đó, phản ứng này có vai trò quan trọng trong tự nhiên như: sự hô hấp, sự quang hợp, sự trao đổi chất trong cơ thể… và nhiều quá trình quan trọng khác trong tự nhiên.

ung-dung-cua-phan-ung-oxi-hoa-khu

Ngoài ra, nó cũng có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: hóa dược phẩm, phân bón hóa học, chế tạo chất dẻo, điện phân…

Hiểu được bản chất của loại phản ứng này, người ta sẽ ứng dụng chúng một cách hiệu quả để tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm cũng như tìm cách hạn chế các phản ứng không có lợi.

Share247Tweet154Share43
Trung Trần

Trung Trần

Chào các bạn! Mình là Trung Trần - Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa Học K36, Đại học Cần Thơ. Mình là một người đam mê hóa, thích chia sẻ và giao lưu với tất cả mọi người. Yêu hóa học là nơi để các bạn tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau! Let's go!

Related Posts

can-bang-phan-ung-oxi-hoa-khu
Hoá Học Đại Cương

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử nhanh, chính xác nhất

by Trung Trần
18/10/2022
phan-ung-phan-hach-nuclear-fission-reaction
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng phân hạch là gì? Đặc điểm, cơ chế và điều kiện xảy ra

by Trung Trần
04/11/2022
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng hóa học là gì? Khi nào PUHH xảy ra và cách nhận biết

by Trung Trần
03/10/2022
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng nhiệt nhôm là gì? Đặc điểm, ứng dụng và PTHH cụ thể

by Trung Trần
03/10/2022
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng trao đổi là gì? Phân loại và điều kiện xảy ra phản ứng

by Trung Trần
03/10/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đề xuất cho bạn

nang-luong-ion-hoa-thu-nhat-hai-ba

Năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 là gì?

18/10/2022

Liên kết hóa học là gì? Quy tắc bát tử (8 electron) trong hóa học

03/10/2022

Chuyên mục

  • Chất Hoá Học
  • Hoá Dầu
  • Hoá Học Chuyên Ngành
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Nhuộm
  • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Thư Viện

Xem nhiều hơn

hoa-tri-la-gi
Hoá Học Đại Cương

Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị của một nguyên tố hóa học

19/10/2022
nang-luong-ion-hoa-thu-nhat-hai-ba
Hoá Học Đại Cương

Năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 là gì?

18/10/2022
lop-va-phan-lop-electron
Hoá Học Đại Cương

Thế nào là lớp và phân lớp electron? Định nghĩa và phân biệt sự khác nhau

18/10/2022
ti-khoi-cua-chat-khi
Hoá Học Đại Cương

Tỉ khối của chất khí so với nhau và với không khí – Công thức tính tỉ khối

18/10/2022
can-bang-phan-ung-oxi-hoa-khu
Hoá Học Đại Cương

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử nhanh, chính xác nhất

18/10/2022
khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi
Hoá Học Đại Cương

Khái niệm, CTHH, Phân loại & Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

19/10/2022

🧪ĐÔI NÉT VỀ “YÊU HÓA HỌC”

❁◕ ‿ ◕❁Blog Yêu Hóa Học là nơi giao lưu, chia sẻ những kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao cho mọi người.

💚Thông tin liên hệ:
☞Admin: Trung Trần
☞Email: kstrankhactrung@gmail.com

📜CHUYÊN MỤC

  • Chất Hoá Học (7)
  • Hoá Dầu (7)
  • Hoá Học Chuyên Ngành (14)
  • Hoá Học Đại Cương (23)
  • Hoá Nhuộm (11)
  • Phân Bón (1)
  • Phản Ứng Hoá Học (7)
  • Thư Viện (2)

💰DONATE ỦNG HỘ BLOG

💛 Yêu Hóa Học đã và đang mang lại giá trị mỗi ngày cho mọi người. Chúng tôi luôn biết ơn mọi sự đóng góp dù là nhỏ nhất! Chân thành cảm ơn từ tận đáy lòng!

💛 Để ủng hộ yeuhoahoc.com các bạn có thể donate để blog ngày càng phát triển hơn các bạn nhé:

💛 MB Bank (Ngân hàng quân đội): 666638796666 (Trần Khắc Trung)

DMCA.com Protection Status © 2022 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần

No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện

DMCA.com Protection Status © 2022 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần