Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
Yêu Hoá Học
No Result
View All Result
Home Hoá Học Đại Cương

Khái niệm, CTHH, Phân loại & Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

Trung Trần by Trung Trần
19/10/2022
in Hoá Học Đại Cương

Axit, bazơ, muối là những hợp chất rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Chúng ta có thể bắt gặp những hợp chất này gần như mỗi ngày trong thức ăn ăn, nước uống ống và nhiều sản phẩm khác. Vậy chúng là những hợp chất như thế nào? Công thức hóa học của chúng ra sao, phân loại như thế nào? Cách gọi tên axit – bazơ – muối ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi

Mục lục bài viết

  • I. Khái niệm, công thức hóa học, phân loại và cách gọi tên axit bazơ muối
    • 1. Axit
      • 1.1. Axit là gì
      • 1.2. Công thức hóa học của axit
      • 1.3. Phân loại axit
      • 1.4 Cách gọi tên axit
    • 2. Bazo
      • 2.1. Bazơ là gì?
      • 2.2. Công thức hóa học của bazơ
      • 2.3. Phân loại bazơ
      • 2.4.Cách gọi tên bazơ
    • 3. Muối
      • 3.1. Muối là gì?
      • 3.2. Công thức hóa học của muối
      • 3.3. Phân loại muối
      • 3.4. Cách gọi tên muối
  • Lời kết

I. Khái niệm, công thức hóa học, phân loại và cách gọi tên axit bazơ muối

1. Axit

1.1. Axit là gì

Axit được định nghĩa là một phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit. Các phân tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ:

  • Axit nitric HNO3: gồm 1 nguyên tử hidro liên kết với gốc axit -NO3.
  • Axit sunfuric H2SO4: gồm 2 nguyên tử hidro liên kết với các axit =SO4.
  • Axit Photphoric H3PO4: gồm 3 nguyên tử hidro liên kết với gốc axit ≡PO4.

1.2. Công thức hóa học của axit

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử hidro và gốc axit.

Ví dụ:

  • CTHH của axit cacbonic: H2CO3
  • CTHH của axit photphoric: H3PO4
  • CTHH của axit sunfurơ: H2SO3

1.3. Phân loại axit

Axit được phân loại như thế nào? Dựa vào thành phần phân tử, axit được phân làm 2 loại như sau:

  • Axit có oxi: H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO3, H3PO4…
  • Axit không có oxi: HCl, HBr, HF, H2S, HCN…

1.4 Cách gọi tên axit

Cách gọi tên axit được dựa vào phân loại axit có oxi và không có oxi.

a) Axit có oxi

Cách gọi tên axit có oxi như sau:

Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

  • H2CO3: axit cacbonic (gốc axit là -NO3: nitrat)
  • H2SO4: axit sunfuric (gốc axit là =SO4: sunfat)
  • H3PO4: axit photphoric (gốc axit là ≡PO4: photphat)

Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

  • H2SO3: axit sunfurơ (gốc axit là =SO3: sunfit)

b) Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

  • HCl: axit clohiđric (gốc axit là -Cl: clorua)
  • HF: axit flohidric (gốc axit là -F: florua)
  • H2S: axit sunfuhidric (gốc axit là -S: sunfua)

2. Bazo

2.1. Bazơ là gì?

Bazơ được định nghĩa là phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Ví dụ:

  • Kali hidroxit KOH: gồm kim loại K liên kết với 1 nhóm -OH
  • Magie hidroxit Mg(OH)2: gồm kim loại Mg liên kết với 2 nhóm -OH
  • Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3: gồm kim loại Fe liên kết với 3 nhóm -OH

2.2. Công thức hóa học của bazơ

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hoặc nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Nhóm hidroxit (-OH) có hóa trị I. Do đó, kim loại có hóa trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có số nhóm -OH tương ứng bấy nhiêu.

Ví dụ:

  • CTHH của liti hidroxit: LiOH
  • CTHH của natri hidroxit: NaOH
  • CTHH của bari Hidroxit: Ba(OH)2

2.3. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của các bazơ người ta phân loại chúng thành hai loại: bazơ tan trong nước và bazơ không tan trong nước.

  • Bazơ tan trong nước: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
  • Bazơ không tan trong nước: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2…

2.4.Cách gọi tên bazơ

Cách gọi tên bazơ khá đơn giản so với cách gọi tên axit, cụ thể như sau:

Tên bazơ = tên kim loại + hidroxit

Đối với kim loại có nhiều hóa trị (như Cu, Fe, Mn…) thì đọc kèm hóa trị phía sau tên kim loại.

Ví dụ:

  • LiOH: liti hidroxit
  • Ca(OH)2: canxi hidroxit
  • Mg(OH)2: magie hidroxit
  • Al(OH)3: nhôm hidroxit
  • Cu(OH)2: đồng (II) hidroxit
  • Fe(OH)3: sắt (III) hidroxit

khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi-2

3. Muối

3.1. Muối là gì?

Muối được định nghĩa là phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Ví dụ:

  • KCl: gồm 1 nguyên tử kim loại K liên kết với gốc axit -Cl.
  • Zn(NO3)2: gồm 1 nguyên tử kim loại Zn liên kết với 2 gốc axit -NO3

3.2. Công thức hóa học của muối

Công thức hóa học của muối gồm có hai phần là kim loại và gốc axit.

Ví dụ:

  • Muối Na2CO3: gồm kim loại Na và gốc axit =CO3 (cacbonat)
  • Ca(HCO3)2: gồm kim loại Ca và gốc axit -HCO3 (hidrocacbonat)

3.3. Phân loại muối

Dựa vào thành phần phân tử, muối được phân làm 2 loại:

  • Muối trung hòa: NaCl, Ca(NO3)2, BaSO4, CaCO3… Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế là nguyên tử kim loại.
  • Muối Axit: NaHCO3, NaHSO3, Ca(HCO3)2, Ba(HSO4)2, KH2PO4… Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

3.4. Cách gọi tên muối

Cách gọi tên muối cũng khá đơn giản, được thực hiện như sau:

Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit

Đối với kim loại có nhiều hóa trị (như Cu, Fe, Mn…) thì đọc kèm hóa trị phía sau tên kim loại.

Ví dụ:

  • KCl: kali clorua
  • Ca(NO3)2: canxi nitrat
  • MgSO4: magie sunfat
  • Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat
  • Na3PO4: natri photphat
  • Ba(HCO3)2: bari hidrocacbonat

Lời kết

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các hợp chất hóa học cơ bản và quan trọng trong hóa học là axit, bazơ và muối. Đây là những kiến thức khác cơ bản và tổng quát nên Mình hy vọng ảnh các bạn sẽ vẽ nóng vẫn một cách dễ dàng. Bài viết trên đây khi cho chúng ta biết về khái niệm, công thức hóa học, phân loại và cách gọi tên axit bazơ muối. Chúc các bạn học tập thật tốt và có nhiều niềm vui mới môn hóa học này nhé. Tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sao.

Share254Tweet159Share44
Trung Trần

Trung Trần

Chào các bạn! Mình là Trung Trần - Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa Học K36, Đại học Cần Thơ. Mình là một người đam mê hóa, thích chia sẻ và giao lưu với tất cả mọi người. Yêu hóa học là nơi để các bạn tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau! Let's go!

Related Posts

hoa-tri-la-gi
Hoá Học Đại Cương

Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị của một nguyên tố hóa học

by Trung Trần
19/10/2022
nang-luong-ion-hoa-thu-nhat-hai-ba
Hoá Học Đại Cương

Năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 là gì?

by Trung Trần
18/10/2022
lop-va-phan-lop-electron
Hoá Học Đại Cương

Thế nào là lớp và phân lớp electron? Định nghĩa và phân biệt sự khác nhau

by Trung Trần
18/10/2022
ti-khoi-cua-chat-khi
Hoá Học Đại Cương

Tỉ khối của chất khí so với nhau và với không khí – Công thức tính tỉ khối

by Trung Trần
18/10/2022
can-bang-phan-ung-oxi-hoa-khu
Hoá Học Đại Cương

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử nhanh, chính xác nhất

by Trung Trần
18/10/2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đề xuất cho bạn

chi-so-octan-octane-index

Chỉ số Octan là gì? Trị số octane của xăng và cách làm tăng chỉ số octan

30/10/2022
ti-khoi-cua-chat-khi

Tỉ khối của chất khí so với nhau và với không khí – Công thức tính tỉ khối

18/10/2022

Chuyên mục

  • Chất Hoá Học
  • Hoá Dầu
  • Hoá Học Chuyên Ngành
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Nhuộm
  • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Thư Viện

Xem nhiều hơn

hoa-tri-la-gi
Hoá Học Đại Cương

Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị của một nguyên tố hóa học

19/10/2022
nang-luong-ion-hoa-thu-nhat-hai-ba
Hoá Học Đại Cương

Năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 là gì?

18/10/2022
lop-va-phan-lop-electron
Hoá Học Đại Cương

Thế nào là lớp và phân lớp electron? Định nghĩa và phân biệt sự khác nhau

18/10/2022
ti-khoi-cua-chat-khi
Hoá Học Đại Cương

Tỉ khối của chất khí so với nhau và với không khí – Công thức tính tỉ khối

18/10/2022
can-bang-phan-ung-oxi-hoa-khu
Hoá Học Đại Cương

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử nhanh, chính xác nhất

18/10/2022
khai-niem-cthh-phan-loai-va-cach-goi-ten-axit-bazo-muoi
Hoá Học Đại Cương

Khái niệm, CTHH, Phân loại & Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

19/10/2022

🧪ĐÔI NÉT VỀ “YÊU HÓA HỌC”

❁◕ ‿ ◕❁Blog Yêu Hóa Học là nơi giao lưu, chia sẻ những kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao cho mọi người.

💚Thông tin liên hệ:
☞Admin: Trung Trần
☞Email: kstrankhactrung@gmail.com

📜CHUYÊN MỤC

  • Chất Hoá Học (7)
  • Hoá Dầu (7)
  • Hoá Học Chuyên Ngành (14)
  • Hoá Học Đại Cương (23)
  • Hoá Nhuộm (11)
  • Phân Bón (1)
  • Phản Ứng Hoá Học (7)
  • Thư Viện (2)

💰DONATE ỦNG HỘ BLOG

💛 Yêu Hóa Học đã và đang mang lại giá trị mỗi ngày cho mọi người. Chúng tôi luôn biết ơn mọi sự đóng góp dù là nhỏ nhất! Chân thành cảm ơn từ tận đáy lòng!

💛 Để ủng hộ yeuhoahoc.com các bạn có thể donate để blog ngày càng phát triển hơn các bạn nhé:

💛 MB Bank (Ngân hàng quân đội): 666638796666 (Trần Khắc Trung)

DMCA.com Protection Status © 2022 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần

No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện

DMCA.com Protection Status © 2022 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần