Phản ứng hóa học là gì? Đây là khái niệm khá cơ bản mà các bạn phải nắm rõ vì nó đi xuyên suốt trong quá trình học, hành hóa của các bạn. Nó có liên quan đến quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác (biến đổi hóa học). Vậy cụ thể, sự biến đổi ấy là như thế nào, khi nào sự biến đổi ấy xảy ra và cách nhận biết. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên nhé!
I. Phản ứng hóa học là gì?
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Trong phản ứng hóa học (PƯHH), chất ban đầu bị biến đổi được gọi là chất phản ứng hay chất tham gia, chất mới được tạo ra được gọi là sản phẩm.
Phương trình hóa học dạng chữ có dạng sau:
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
Ví dụ:
- Than + Oxi → Khí cabonic
- Natri + Nước → Natri hidroxit + khí hidro
Như vậy, chúng ta đã biết chất phản ứng là gì, sản phẩm là gì rồi phải không nào? Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem phản ứng hóa học có mấy loại nhé!
phan-ung-hoa-hoc-la-giphan-ung-hoa-hoc-la-gi
II. Phân loại phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học được phân chia thành nhiều loại tùy theo bản chất của từng phản ứng, cơ bản có thể liệt kê như sau:
- Phản ứng trao đổi
- Phản ứng oxi hóa – khử
- Phản ứng hóa hợp
- Phản ứng phân hủy
- Phản ứng tỏa nhiệt
- Phản ứng thu nhiệt
- Phản ứng thế
- Phản ứng cộng
- Phản ứng trùng hợp
- Phản ứng trùng ngưng
- Phản ứng thuận nghịch
- Phản ứng nhiệt nhôm
- Phản ứng trung hòa
- Phản ứng tạo phức
Trong đó, phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, phản ứng thuận nghịch là những phản ứng được nhắc nhiều trong hóa học hữu cơ.
III. Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học
Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? Dưới đây là những điều kiện để PUHH xảy ra:
– Phản ứng xảy ra tức thời ở điều kiện bình thường, chỉ cần chúng tiếp xúc với nhau. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì PUHH diễn ra càng dễ dàng. Ví dụ, chỉ cần cho nguyên tử Fe vào dung dịch HCl, lập tức phản ứng hóa học xảy ra. Fe tan dần tạo thành dung dịch FeSO4, đồng thời sản sinh ra khí H2.
– Phản ứng xảy ra khi có sự cung cấp năng lượng ban đầu như nhiệt, áp suất, ánh sáng hay năng lượng điện. Ví dụ, đun nóng đường đến một nhiệt độ nhất định, đường sẽ biến đổi thành than và hơi nước.
– Phản ứng hóa học xảy ra khi có sự có mặt của chất xúc tác. Ví dụ: Phản ứng lên men giấm từ rượu etylic cần có mặt của chất xúc tác là men.
Tóm lại, phản ứng hóa học xảy ra khi:
- Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau
- Có sự cung cấp năng lượng ban đầu như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, năng lượng điện…
- Có sự có mặt của chất xúc tác
phan-ung-hoa-hoc-la-gi-2
IV. Vận tốc phản ứng
Vận tốc phản ứng được đo bằng sự thay đổi của nồng độ hoặc áp suất của một chất phản ứng hoặc một sản phẩm theo thời gian. Vận tốc phản ứng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cân bằng hóa học.
Vận tốc của phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
- Diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng
- Nồng độ của các chất phản ứng
- Nhiệt độ
- Áp suất
- Chất xúc tác
- Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
V. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. Ta sẽ dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện. Và chất này có tính chất khác với chất tham gia phản ứng.
Những tính chất mà ta dễ nhận ra là:
- Màu sắc
- Mùi vị
- Trạng thái (khí, lỏng, rắn)
- Sự phát sáng, tỏa nhiệt
- …
Lời kết
Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu bản chất của phản ứng hóa học là gì rồi phải không nào? Nhờ có phản ứng hóa học mà chúng ta tạo ra được và điều chế được nhiều sản phẩm ứng dụng trong mọi ngành công nghiệp. Ví dụ như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hàng không vũ trụ… Mong rằng, sau này các bạn sẽ hiểu và có những phát minh vĩ đại từ những phản ứng hóa học mới mà mình tạo ra.