Thứ Sáu, Tháng 5 16, 2025
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
Yêu Hoá Học
No Result
View All Result
Home Hoá Học Đại Cương

Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học là gì? 10+ Ví dụ

Trung Trần by Trung Trần
08/09/2023
in Hoá Học Đại Cương

Hiện tượng vật lý là gì? Thế nào là hiện tượng hóa học? Khi mới bắt đầu tìm hiểu về phản ứng hóa học, chúng ta sẽ bắt gặp những khái niệm cơ bản này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được 2 loại hiện tượng này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu như thế nào là một hiện tượng vật lý hay hóa học nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • I. Hiện tượng vật lý
    • 1. Hiện tượng vật lý là gì?
    • 2. Ví dụ về hiện tượng vật lý
  • II. Hiện tượng hóa học là gì?
    • 1. Hiện tượng hóa học là gì?
    • 2. Ví dụ về hiện tượng hóa học
  • Lời kết

I. Hiện tượng vật lý

1. Hiện tượng vật lý là gì?

Hiện tượng vật lý trong hóa học được định nghĩa là hiện tượng chất biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Nói đơn giản hơn, sau quá trình biến đổi chất thì chất ban đầu vẫn không thay đổi. Cùng lấy ví dụ về hiện tượng vật lý để chúng ta dễ hình dung nhé!

hien-tuong-vat-ly-hien-tuong-hoa-hoc-1

2. Ví dụ về hiện tượng vật lý

– Ví dụ 1: Cho nước đá vào 1 cốc thủy tinh, để yên một thời gian và quan sát. Ta thấy đá tan chảy thành nước. Lấy nước cho vào ấm, đun sôi ta thấy nước bốc hơi thành hơi nước.

Ta thấy, nước đã biến đổi từ thể rắn (nước đá) sang thể lỏng (nước lỏng), từ thể lỏng biến đổi sang thể hơi (hơi nước). Tuy nhiên, chất ban đầu là nước vẫn giữ nguyên là nước, không biến đổi.

– Ví dụ 2: Cho muối ăn vào cốc nước, khuấy đều cho tan, ta được dung dịch trong suốt và có vị mặn. Cô cạn dung dịch, nước bay hơi hết còn lại những hạt muối xuất hiện.

Ta thấy, muối ăn đã bị hòa tan, nhưng khi cô cạn dung dịch, nó trở lại là chất ban đầu và không thay đổi.

Thêm các ví dụ về hiện tượng vật lý:

  • Thủy tin nóng chảy được thổi thành bình cầu, ly, tách…
  • Hòa tan đường vào nước tạo ra nước đường
  • Cồn để trong lọ không đậy nắp bị bay hơi
  • Pha loãng axit sunfuric vào nước tạo thành axit loãng
  • Nước ở sông hồ bốc hơi, ngưng tụ thành những đám mây. Mây gây ra mưa tạo thành nước rơi lại xuống sông hồ
  • Khi mở nút chai nước ngọt có ra, có bọt khí sủi lên
  • Đun nóng thanh sắt để rèn thành con dao
  • Cho nước đá vào ly café, một lát sau nước đá tan hết
  • Uốn cong thanh sắt tạo thành vòng tròn
  • Để miếng nhôm ngoài trời nắng, một lát sau thấy miếng nhôm nóng lên.

II. Hiện tượng hóa học là gì?

1. Hiện tượng hóa học là gì?

Hiện tượng hóa học là hiện tượng biến đổi từ chất này thành chất khác, có nghĩa là có chất mới được tạo ra sau quá trình biến đổi.

2. Ví dụ về hiện tượng hóa học

– Ví dụ 1: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc. Trong trường hợp này, Lưu huỳnh đã phản ứng với Oxi trong không khí tạo thành khí Lưu huỳnh dioxit (SO2). Chất ban đầu là S và O đã biến đổi thành chất khác (tạo ra chất khác) là SO2, có tính chất hoàn toàn khác với các chất ban đầu. Đây gọi là một hiện tượng hóa học.

– Ví dụ 2: Đun nóng đường cát trắng một thời gian, ta thấy đường đổi màu thành màu đen và có hơi nước bay lên. Trong trường hợp này, dưới tác dung của nhiệt, đường đã bị phân hủy và biến đổi thành chất khác là than và hơi nước.

hien-tuong-vat-ly-hien-tuong-hoa-hoc-2

Thêm các ví dụ về hiện tượng hóa học:

  • Trứng để lâu ngày bị thối
  • Tàu sắt neo đậu lâu ngày bị ăn mòn
  • Đun sôi nước ngọt Coca tạo thành chất màu đen và nước bay hơi hết
  • Đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm tạo ra lưu huỳnh dioxit
  • Cho mẫu nhỏ natri vào nước, mẫu natri tan dần, tỏa nhiệt, có tạo ra khói
  • Nung đá vôi trong lò, canxi cacbonat bị phân hủy tạo thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic.
  • Cồn cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước
  • Thổi hơi vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị đục
  • Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu
  • Than cháy trong lò tạo ra khí cacbonic

Lời kết

Như vậy, chúng ta đã biết được thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và các ví dụ liên quan. Cũng khá dễ hiểu phải không nào? Chúc các bạn học hóa say mê và hiệu quả nhé!

Trung Trần

Trung Trần

Chào các bạn! Mình là Trung Trần - Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa Học K36, Đại học Cần Thơ. Mình là một người đam mê hóa, thích chia sẻ và giao lưu với tất cả mọi người. Yêu hóa học là nơi để các bạn tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau! Let's go!

Related Posts

Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H
Hoá Học Đại Cương

Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H

by Trung Trần
21/04/2025
hoa-tri-la-gi
Hoá Học Đại Cương

Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị của một nguyên tố hóa học

by Trung Trần
19/10/2022
nang-luong-ion-hoa-thu-nhat-hai-ba
Hoá Học Đại Cương

Năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ 2, thứ 3 là gì?

by Trung Trần
18/10/2022
lop-va-phan-lop-electron
Hoá Học Đại Cương

Thế nào là lớp và phân lớp electron? Định nghĩa và phân biệt sự khác nhau

by Trung Trần
18/10/2022
ti-khoi-cua-chat-khi
Hoá Học Đại Cương

Tỉ khối của chất khí so với nhau và với không khí – Công thức tính tỉ khối

by Trung Trần
18/10/2022

Đề xuất cho bạn

Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử, electron là gì?

02/10/2022

Bluesign là gì? Tiêu chuẩn Bluesign Certification cho doanh nghiệp

02/10/2022

Danh mục

  • Chất Hoá Học
  • Hoá Dầu
  • Hoá Học Chuyên Ngành
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Nhuộm
  • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Thư Viện

Xem nhiều hơn

Phản ứng cộng là gì? Cơ chế phản ứng cộng – Ví dụ và bài tập
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng cộng là gì? Cơ chế phản ứng cộng – Ví dụ và bài tập

28/04/2025
Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H
Hoá Học Đại Cương

Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H

21/04/2025
Phản ứng thu nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng thu nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng

21/04/2025
Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng

21/04/2025
Phản ứng phân hủy là gì? Đặc điểm, Phân loại, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng phân hủy là gì? Đặc điểm, Phân loại, Ví dụ và Ứng dụng

20/04/2025
Nhôm Hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
Chất Hoá Học

Nhôm Hidroxit thu được từ cách nào sau đây?

10/01/2025

🧪ĐÔI NÉT VỀ “YÊU HÓA HỌC”

❁◕ ‿ ◕❁Blog Yêu Hóa Học là nơi giao lưu, chia sẻ những kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao cho mọi người.

💚Thông tin liên hệ:
☞Admin: Trung Trần
☞Email: kstrankhactrung@gmail.com

📜CHUYÊN MỤC

  • Chất Hoá Học (8)
  • Hoá Dầu (8)
  • Hoá Học Chuyên Ngành (15)
  • Hoá Học Đại Cương (25)
  • Hoá Nhuộm (11)
  • Phân Bón (1)
  • Phản Ứng Hoá Học (12)
  • Thư Viện (2)

💰DONATE ỦNG HỘ BLOG

💛 Yêu Hóa Học đã và đang mang lại giá trị mỗi ngày cho mọi người. Chúng tôi luôn biết ơn mọi sự đóng góp dù là nhỏ nhất! Chân thành cảm ơn từ tận đáy lòng!

💛 Để ủng hộ yeuhoahoc.com các bạn có thể donate để blog ngày càng phát triển hơn các bạn nhé:

💛 MB Bank (Ngân hàng quân đội): 666638796666 (Trần Khắc Trung)

DMCA.com Protection Status © 2023 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần

No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện

DMCA.com Protection Status © 2023 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần