Xăng thơm là một loại hóa chất khá quen thuộc trong ngành vệ sinh công nghiệp cũng như ứng dụng trong một số lĩnh vực khác. Hẵn là bạn đã ít nhất một lần được nhắc đến khái niệm này. Tuy được nhắc nhiều và được sử dụng rộng rãi nhưng những thông tin về loại hóa chất này không phải ai cũng biết!
Xăng thơm là gì? Nó có thành phần là gì, có độc hại không? Nó có ứng dụng gì và mua nó ở đâu?… Tất tần tật những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Mời các bạn và các em chúng ta cùng tìm hiểu về loại hóa chất này nhé!
I. Xăng thơm là gì?
Xăng thơm là một chất hóa học có thành phần chính là dung môi butyl acetate. Nó còn được gọi là xăng Nhật hay dầu chuối công nghiệp bởi nó có mùi thơm chuối đặc trưng.
II. Thành phần hóa học của xăng thơm
Thành phần hóa học của xăng thơm gồm dung môi Butyl Acetate là thành phần chính.
Công thức hóa học: C6H12O2
Công thức cấu tạo: CH3COOC4H9
Đây là chất lỏng, trong suốt, không màu, mùi dầu chuối đặc trưng của ester, tan chậm trong nước và dễ bị thủy phân.
III. Một số loại xăng thơm thường gặp
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà người ta sử dụng các loại khác nhau. Vậy xăng thơm có mấy loại? Hiện nay, nó có rất nhiều mẫu sản phẩm trên thị trường. Dựa vào độ nguyên chất, người ta chia thành các loại như sau:
- Butyl Acetate nhập: có chất lượng rất tốt, nồng độ lên đến 99.6%, được nhập khẩu chủ yếu từ Thái lan hoặc Singapore.
- Butyl Acetate A: nồng độ khoảng 96%, loại này được sử dụng khá phổ biến.
- Butyl Acetate A1: nồng độ khoảng 90%, được sử dụng chủ yếu cho ngành sơn và vệ sinh công nghiệp, tiết kiệm chi phí hơn loại nhập và loại A.
- Butyl Acetate A2: nồng độ khoảng 85% thích hợp cho việc vệ sinh, tẩy rửa.
- Butyl Acetate B: loại này có nồng đồ thấp nhất, hiệu quả kém nên thường ít được sử dụng.
IV. Cách sản xuất xăng thơm
Phương pháp sản xuấy xăng nhật hiện nay gần như 100% bằng cách ester hóa một đồng phân butanol và axetic axit dưới tác dụng của chất xúc tác H2SO4 đặc. Đây là một phản ứng thuận nghịch.
Hiện nay, Malaysia, Nam Phi, Nhật, Trung Quốc… là các quốc gia sản xuất nhiều loại hóa chất này với số lượng lớn để xuất khẩu.
V. Ứng dụng của xăng thơm
Hiện nay, hóa chất này được sử dụng rộng rãi bởi những ứng dụng hữu ích của nó. Vậy ứng dụng của xăng thơm là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.
Xăng thơm ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến. Nó còn được gọi là xăng pha sơn. Cùng điểm qua một số ứng dụng nổi bật của nó nhé.
1. Làm dung môi pha chế
Xăng thơm có thể dùng như một loại dung môi để pha chế các loại hóa chất khác nhau. Ví dụ như ứng dụng trong pha sơn. Khi pha sơn, nó pha loãng tốt sơn, làm màn sơn có độ dàn đều, tạo độ bóng tốt và làm cho bề mặt luôn láng mịn, sáng bóng, chống ẩm và hạn chế nấm mốc vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, loại hóa chất này còn được dùng trong các ngành nhựa, keo, mực in, mây tre…
2. Làm chất tẩy rửa
Được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ vệ sinh công nghiệp, xăng thơm là một hóa chất có khả năng tẩy rửa tốt. Nó có khả năng tẩy sạch các loại vết bẩn khó tẩy, cứng đầu như dầu mở, vết xi măng trên nền gạch, băng dính, keo 502, keo con chó…
3. Làm nhiên liệu cho bật lửa
Xăng thơm được sử dụng làm nhiên liệu trong bật lửa vì không tạo khói đen, không chì như các loại xăng khác. Bật lửa Zippo là một ví dụ cho gần gũi nhất.
VI. Một số thắc mắc thường gặp về xăng thơm
1. Xăng thơm có độc không?
Nhiều người thắc mắc rằng xăng thơm có độc không? Bạn cần đọc kỹ những thông tin sau đây để biết cách phòng tránh nhé!
Câu trả lời là xăng thơm có chứa các chất độc có hại cho cơ thể. Cụ thể mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như sau:
- Nếu hít phải trong thời gian ngắn, nồng độ thấp: gần như ít hoặc không gây ảnh hưởng (trừ những người vô cùng nhạy cảm có thể gây kích ứng nhẹ đường hô hấp).
- Nếu hít trong thời gian dài, liên tục, nồng độ cao: có thể ảnh hưởng đến thần kinh, dẫn đến các tình trạng như buồn nôn, chóng mặt, đâu đầu…
- Nếu tiếp xúc trực tiếp với da: có thể gây khô da, kích ứng da, đỏ da.
- Nếu tiếp xúc với mắt: có thể gây tổn thương mắt, khô mắt hoặc đỏ mắt.
Nếu bị hóa chất này dính vào da, mắt thì chúng ta cần rửa ngay với nước sạch. Nếu vẫn còn kích ứng thì tìm ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Do đó, khi vận chuyển, bảo quản, sử dụng và vệ sinh thì cần mang các thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết như bao tay, khẩu trang, đồ bảo hộ, mắt kính và thậm chí là mặt nạ phòng độc.
2. Xăng thơm mua ở đâu?
Xăng thơm ở Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài. Hiện nay, nó đã và đang được sử dụng rộng rãi trên cả nước nên bạn có thể tìm mua ở bất cứ tỉnh thành nào. Đặc biệt, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng, đại lý vật liệu xây dựng hoặc các cửa hàng bán hóa chất trên toàn quốc.
Bây giờ thì bạn đã biết xăng thơm mua ở đâu rồi phải không nào? Tuy nhiên, bạn phải lựa chọn những cơ sở uy tín, tin cậy để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.
3. Xăng thơm giá bao nhiêu
Xăng thơm giá bao nhiêu hẵn là câu hỏi của rất nhiều bạn. Trên thị trường hiện nay, giá xăng thơm bán lẻ dao động từ 25000 – 30000 đồng/lít và sẽ thay đổi tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, những loại trôi nổi trên thị trường có thể bị pha loãng trước khi bán, do đó làm giảm hiệu quả khi sử dụng.
Trường hợp bạn mua với số lượng lớn thì có thể liên hệ các nhà cung cấp hoặc các địa lý để mua được sản phẩm chất lượng với giá tốt. Giá xăng thơm bao nhiêu 1 lít nếu mua số lượng lớn. Hiện tại, con số đó vào khoảng 21000 – 23000 đồng/lít. Hãy đến với những nhà cung cấp hoặc đại lý uy tín các bạn nhé!
VII. Cách bảo quản xăng thơm
Khi các bạn đã biết xăng thơm là gì thì các bạn cũng phải biết cách bảo quản nó sao cho an toàn. Dưới đây là một số lưu ý để sử dụng, bảo quản an toàn loại hóa chất này.
- Bảo quản sản phẩm nơi thông thoáng tốt, tránh xa ánh nắng mặt trời, các nguồn nhiệt hoặc có nguy cơ gây cháy nổ.
- Đảm bảo nhiệt độ bên trong và ngoài môi trường tương đương với nhau.
- Khi không sử dụng phải đóng chặt thùng chứa, tránh hóa chất bay hơi ra bên ngoài.
- Lưu ý khi lưu trữ xăng thơm trong hầm, không gian hẹp vì nó nặng hơn không khí nên lưu ý để tránh bị ngạt khí nếu hơi bị rò rỉ ra bên ngoài.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức về xăng thơm là gì, thành phần, phân loại, ứng dụng… cũng như một số lưu ý khi sử dụng loại hóa chất này. Các bạn nên lưu ý rằng, mặc dù tên của nó là “xăng” nhưng nó không phải là nhiên liệu như dầu mỏ, xăng hay các chất đốt khác. Về bản chất nó là một loại dung môi hữu cơ và có độc tính nhất định. Không riêng gì bất cứ hóa chất nào, khi chúng ta sử dụng chúng phải luôn tuân thủ theo các quy tắc an toàn. Hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn. Chúc các bạn luôn vui vẻ, thành công nhé!