SDS là một tài liệu vô cùng quan trọng cho những ai đang làm việc trong ngành hóa học hoặc liên quan đến hóa học. Ngoài ra, các ngành như xuất nhập khẩu và logistics cũng sử dụng tài liệu này. Vậy SDS là gì? MSDS là gì? Sự khác nhau giữa chúng và ứng dụng quan trọng ra sao? Hãy cùng yeuhoahoc tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!
I. SDS (Safety Data Sheet)
1.1. SDS là gì?
SDS (Safety Data Sheet) là Bảng an toàn hóa chất. Đây là một tài liệu về thông tin liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với việc sử dụng hóa chất. Nó bao gồm các thông tin như: các mối nguy hại về vật lý, sức khỏe con người, môi trường, các biện pháp phòng ngừa an toàn khi sử dụng, bảo quản và vận chuyển…
sds-la-gi
SDS là một phiên bản được chuẩn hóa theo định dạng quốc tế, bao gồm 16 mục theo thứ tự xác định theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS:
1. Identification: Tên nhà sản xuất, sản phẩm
2. Hazard identification: Nhận dạng mối nguy hiểm
3. Composition/information on ingredients: Thành phần/thông tin về thành phần
4. First-aid measures: Các biện pháp sơ cứu
5. Fire-fighting measures: Các biện pháp chữa cháy
6. Accidental release measures: Các biện pháp giảm nhẹ tai nạn
7. Handling and storage: Sử dụng và lưu trữ
8. Exposure controls/personal protection: Kiểm soát phơi nhiễm / bảo vệ cá nhân
9. Physical and chemical properties: Tính chất vật lí và hóa học
10. Stability and reactivity: Tính ổn định và phản ứng
11. Toxicological information: Thông tin về độc tính
12. Ecological information: Thông tin sinh thái
13. Disposal considerations: Xem xét thải bỏ
14. Transport information: Thông tin vận chuyển
15. Regulatory information: Thông tin quy định
16. Other information: Thông tin khác
1.2. Thông tin chi tiết 16 mục của một SDS theo chuẩn GHS
1. Identification (Tên nhà sản xuất, nhà cung cấp, tên sản phẩm)
Phần đầu tiên là thông sản phẩm hóa chất và nhà cung cấp:
- GHS product identifier: Định danh sản phẩm theo GHS
- Other means of identification: Các phương tiện nhận dạng khác
- Recommended use of the chemical and restrictions on use: Khuyến nghị sử dụng hóa chất và hạn chế sử dụng
- Supplier’s details: Thông tin chi tiết nhà cung cấp
- Emergency phone number: Số điện thoại khẩn cấp
2. Hazard identification (Nhận dạng các mối nguy hiểm)
- Classification of the substance or mixture: Phân loại chất hoặc hỗn hợp
- GHS label elements, including precautionary statements: Hình đồ cảnh báo GHS, bao gồm thông tin phòng ngừa
- Other hazards which do not result in classification: Các mối nguy khác không dẫn đến việc phân loại
3. Composition/information on ingredients (Thành phần, thông tin các thành phần)
- Substances: chất
- Mixtures: hỗn hợp
4. First-aid measures (Các biện pháp sơ cấp cứu)
- Description of necessary first-aid measures: Mô tả các biện pháp sơ cấp cứu cần thiết
- Most important symptoms/effects, acute and delayed: Các triệu chứng/ảnh hưởng quan trọng nhất, cấp tính và mãn tính
- Indication of immediate medical attention and special treatment needed, if necessary: Chỉ định chăm sóc y tế ngay lập tức và điều trị đặc biệt, nếu cần thiết
5. Fire-fighting measures (Các biện pháp chữa cháy)
- Suitable extinguishing media: Phương tiện chữa cháy thích hợp
- Specific hazards arising from the chemical: Nguy hiểm đặc biệt sinh ra từ hóa chất
- Special protective actions for fire-fighters: Các hành động bảo vệ đặc biệt cho người chữa cháy
6. Accidental release measures (Các biện pháp giảm nhẹ tai nạn)
- Personal precautions, protective equipment and emergency procedures: Các biện pháp bảo hộ cá nhân, thiết bị bảo hộ và quy trình khẩn cấp
- Environmental precautions: Các biện pháp bảo vệ môi trường
- Methods and materials for containment and cleaning up: Các phương pháp và vật liệu cho ngăn chặn và làm sạch
7. Handling and storage (Sử dụng và bảo quản)
- Precautions for safe handling: Biện pháp sử dụng an toàn
- Conditions for safe storage, including any incompatibilities: Điều kiện bảo quản an toàn,bao gồm bất kỳ sự không tương thích
8. Exposure controls/personal protection (Kiểm soát phơi nhiễm/Bảo hộ cá nhân)
- Control parameters: Các thông số kiểm soát
- Appropriate engineering controls: Kiểm soát kỹ thuật phù hợp
- Individual protection measures, such as personal protective equipment (PPE): Các biện pháp bảo hộ cá nhân, như thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)
9. Physical and chemical properties (Tính chất vật lý và hóa học)
- Physical state: trạng thái (rắn, lỏng, khí, paste…)
- Colour: màu sắc
- Melting point/Freezing point: Điểm nóng chảy/điểm đông đặc
- Boiling point or initial boiling point and boiling range: Điểm sôi hoặc điểm sôi ban đầu và khoảng sôi
- Flammability: Tính cháy
- Lower and upper explosion limit/flammability limit: Giới hạn cháy nổ, cháy trên và dưới
- Flash point: Điểm chớp cháy
- Auto-ignition temperature: Nhiệt độ tự bốc cháy
- Decomposition temperature: Nhiệt độ phân hủy
- pH value: Giá trị pH
- Kinematic viscosity: Độ nhớt động học
- Solubility: Tính tan
- Partition coefficient n-octanol/water (log value): Hệ số phân tán n-octanol/nước (giá trị log)
- Vapour pressure: Áp suất hơi
- Density and/or relative density: Khối lượng riêng và/hoặc khối lượng riêng tương đối
- Particle characteristics: Đặc điểm hạt
10. Stability and reactivity (Tính ổn định và phản ứng)
- Reactivity: Tính phản ứng
- Chemical stability: Độ ổn định hóa học
- Possibility of hazardous reactions: Các phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Conditions to avoid: Những điều kiện nên tránh
- Incompatible materials: Các vật liệu không tương thích
- Hazardous decomposition products: Các sản phẩm phân hủy nguy hiểm
11. Toxicological information (Thông tin độc tính)
- Information on toxicological effects: Thông tin về tác dụng của độc tính
- Information on the likely routes of exposure: Thông tin về các con đường tiếp xúc có thể xảy ra
- Symptoms related to the physical, chemical and toxicological characteristics: Các triệu chứng liên quan đến các đặc điểm vật lý, hóa học và độc học
- Delayed and immediate effects and also chronic effects from short and long term exposure: Tác động lâu dài và tức thời và cả tác động mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn
- Numerical measures of toxicity (such as acute toxicity estimates): Các thước đo độc tính bằng số (chẳng hạn như ước tính độc cấp tính)
- Interactive effects: Hiệu ứng tương tác
- Where specific chemical data are not available: Trường hợp dữ liệu hóa học cụ thể không có sẵn
- Mixtures: Hỗn hợp
- Mixture versus ingredient information: Thông tin về hỗn hợp so với thành phần
- Other information: Thông tin khác
12. Ecological information (Thông tin sinh thái)
- Toxicity: Độc tính
- Persistence and degradability: Tích lũy và phân hủy
- Bioaccumulative potential: Khả năng phân hủy sinh học
- Mobility in soil: Khả năng di động trong đất
- Other adverse effects: Các ảnh hưởng phụ khác
13. Disposal considerations (Xem xét thải bỏ)
- Disposal methods: Phương pháp thải bỏ
14. Transport information (Thông tin vận chuyển)
- UN Number: Số UN
- UN Proper Shipping Name: Tên vận chuyển thích hợp của UN
- Transport hazard class(es): Loại nguy hại vận chuyển
- Packing group, if applicable: Nhóm đóng gói, nếu áp dụng
- Environment hazards: Nguy hại môi trường
- Special precation for user: Cảnh báo đặc biệt cho người dùng
- Transport in bulk according to IMO instruments: Vận chuyển số lượng lớn theo thiết bị IMO
15. Regulation information (Thông tin quy định)
- Safety, health and environmental regulations specific for the product in question: Các quy định cụ thể về an toàn, sức khỏe và môi trường cho sản phẩm được đề cập
16. Other information (Thông tin khác)
- Những thông tin khác như: ngày ban hành, ngày sửa đổi, phiên bản của SDS, các chú tích từ viết tắt…
II. MSDS (Material Safety Data Sheet)
2.1. MSDS là gì?
Chúng ta đã biết SDS là gì. Tuy nhiên, chúng ta cũng bắt gặp một khái niệm khác là MSDS và cũng thường được sử dụng cùng với SDS.
Vậy MSDS là gì? MSDS (Material Safety Data Sheet) là bảng an toàn hóa chất tương tự như SDS. Nó cũng bao gồm các thông tin về an toàn sức khỏe, môi trường, cách sử dụng, lưu trữ, vận chuyển và xử lý trong các trường hợp khẩn cấp… Tuy nhiên, đây là phiên bản cũ hơn, không được chuẩn hóa và nó có thể không đủ 16 mục như một SDS. Ngoài ra, các mục trong một MSDS cũng không được sắp xếp theo một thứ tự xác định như SDS. Điều này tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi nhà cung cấp quy định cho MSDS dọ họ ban hành.
sds-la-gi-2
2.2. SDS và MSDS giống nhau và khác nhau như thế nào?
SDS (Safety Data Sheet) và MSDS (Material Safety Data Sheet) về cơ bản là giống nhau về những điểm sau:
- Đều là bảng an toàn hóa chất
- Đều áp dụng cho các sản phẩm hóa chất có những nguy cơ gây hại về vật lý, con người và môi trường
- Đưa ra các khuyến nghị về an toàn trong việc sử dụng, bảo quản, vận chuyển và thải bỏ hóa chất, đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường.
- Sử dụng cho các ngành hóa học, logistics, xuất nhập khẩu…
Tuy nhiên, giữa SDS và MSDS cũng có những điểm khác nhau, như:
- SDS được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế, với định dạng gồm 16 mục như trên. MSDS có thể có 16 mục hoặc ít hơn và thứ tự các mục không theo thứ tự nào (nó tùy thuộc vào mỗi nhà cung cấp hoặc mỗi quốc gia khác nhau).
- SDS là một MSDS nhưng một MSDS không phải là một SDS.
- Hiện nay, MSDS đang được chuyển đổi sang SDS để chuẩn hóa, giúp thống nhất, đơn giản và hiệu quả hơn cho tất cả các bên.
Ở Việt Nam, SDS hay MSDS còn được gọi là Phiếu an toàn hóa chất. Cần lưu ý rằng, các thông tin trên SDS và MSDS phải giống với thông tin trên nhãn của thùng chứa sản phẩm hóa chất.
III. Ai là người cần SDS?
SDS là tài liệu quan trọng dành cho những ngành liên quan đến hóa chất hoặc các hoạt động liên quan đến hóa chất. Đó là các nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, công nhân sản xuất hóa chất, công nhân bốc xếp, vận chuyển hàng hóa… tại các công ty, cửa hàng hóa chất. Ngoài ra, SDS cũng cần cho xuất nhập khẩu, logistics, hải quan, nhân viên cứu hỏa, nhân viên ứng phó sự cố khẩn cấp hay nhân viên y tế…
sds-la-gi-3
Tại các phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất hóa chất, các công ty sản xuất liên quan đến hóa chất… đều yêu cầu SDS luôn có sẵn và đặt tại chỗ để bất kì ai cũng có thể đọc được tài liệu này.
IV. Khi nào SDS cần được cập nhật lại?
SDS là bắt buộc chính xác tại thời điểm bán hàng. SDS được cập nhật lại khi rơi vào một hoặc nhiều trường hợp dưới đây:
- Nhà sản xuất thay đổi công thức dẫn đến thay đổi phân loại chung cho sản phẩm hóa chất đó.
- Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về phân loại nguy hại của các chất, hỗn hợp được cập nhật mới
- Khi có bất kỳ sự thay đổi thông tin nào ở các mục từ mục 1 đến mục số 16 của một SDS.
- Khi đến thời gian cập nhật theo quy định. Thông thường, mỗi cơ sở sản xuất, nhà cung cấp có quy định riêng cho mình về thời gian cập nhật SDS thường xuyên. Khoảng thời gian cố định này có thể là 1 năm, 2 năm, 3 năm… và thường không quá 3 năm.
- Khi thông tin trên SDS là không chính xác và cần cập nhật lại cho đúng.
- Khi chuyển MSDS thành SDS.
- Khi hướng dẫn phân loại hóa chất của Hệ thống Hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS có bản cập nhật mới dẫn đến việc thay đổi nội dung, định dạng, thay đổi tiêu chí phân loại các chất nguy hại.
SDS cần được cập nhật trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhà cung cấp có sự thay đổi thông tin mới. Trong thời gian này, nếu chưa có SDS cập nhật, nhà cung cấp cần thông báo cho khách hàng bằng văn bản về dữ liệu mới quan trọng và ngày sản phẩm có SDS mới. Tốt nhất, SDS nên được cập nhật ngay sau khi có bất kì sự thay đổi nào.
V. Tại sao cần chuyển MSDS sang SDS?
Như đã trình bày ở trên, Bảng An toàn hóa chất SDS đã được chuẩn hóa quốc tế, trong khi đó MSDS lại theo chuẩn của từng quốc gia, từng nhà sản xuất. Do đó, việc chuyển MSDS sang SDS là việc làm cần thiết. Việc này vừa giúp đơn giản hóa, chuẩn hóa và hiệu quả hơn. Việc sử dụng thống nhất SDS trên toàn cầu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia áp dụng.
VI. Nhà cung cấp có thể cung cấp SDS cho khách hàng bằng cách nào?
Một nhà cung cấp hóa chất có thể cung cấp SDS bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ quốc gia của khách hàng. Có nhiều cách để nhà cung cấp gửi SDS cho khách hàng của mình như:
- Cung cấp bản cứng (dưới dạng văn bản in ra giấy) qua đường bưu điện hoặc giao tận tay
- Gửi qua phương tiện điện tử: gửi e-mail hoặc qua USB hoặc đĩa CD
Lưu ý: không nên cung cấp SDS bằng cách chỉ cho khách hàng địa chỉ website hoặc một liên kết nào đó và yêu cầu họ tự tải xuống. Điều này có thể gây mất thời gian, nhầm lẫn hoặc thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và tận tâm đối với khách hàng.
VII. Là người lao động, tôi có trách nhiệm với SDS hay không?
Người lao động cần được đào tạo về an toàn lao động hàng năm. Đảm bảo rằng sẽ nắm rõ các thông tin an toàn về các sản phẩm nguy hiểm trước khi vào nơi làm việc. Các SDS phải có sẵn tại nơi làm việc để người lao động có thể dễ tiếp xúc.
Tuy nhiên, SDS có thể được vi tính hóa miễn là tất cả nhân viên, người lao động đều có quyền truy cập và được đào tạo về cách sử dụng máy tính, đọc hiểu các thông tin. Tuy nhiên, bản cứng SDS là bắt buộc phải có sẵn.
sds-la-gi-4
SDS có nhiều đối tượng khác nhau như: người lao động, người sử dụng lao động, nhân viên vệ sinh, nhân viên an toàn, nhân viên sơ cấp cứu, lính cứu hỏa, nhân viên logistics… Thông tin trên SDS có thể khó hiểu đối với một số đối tượng, do vậy những đối tượng này cần được đào tạo bài bản và tập trung vào những phần thông tin mà họ cần. Một định dạng SDS chuẩn hóa là cần thiết để mọi người có thể dễ dàng tìm đến mục nội dung nào đó.
VIII. Trong SDS tiếng Anh có cụm từ “not available” và “not applicable” nghĩa là gì?
Ngoại trừ mục 12-15, nhà cung cấp được yêu cầu cung cấp thông tin từng yếu tố thông tin cụ thể được yêu cầu trên SDS. Trong một số trường hợp, nhà cung cấp có thể ghi là “not available” hoặc “not applicable” thay vì cung cấp thông tin cụ thể.
- Not available (không có sẵn): nghĩa là các thông tin khonong được xác định hoặc không tồn tại. Ví dụ: nhà cung cấp không tìm được bất kì nghiên cứu nào đo ngưỡng mùi để báo cáo trong phần 9 của SDS (Tính chất vật lý và hóa học), khi đó nhà cung cấp sẽ ghi là: “not available”.
- Not applicable (không áp dụng): nghĩa là yếu tố thông tin không liên quan. Ví dụ: sản phẩm không có mùi thì sẽ không có ngưỡng mùi, do đó sẽ được ghi là “not applicable”.
Nhà cung cấp không nên ghi tắt là “n.a” hoặc NA mà không chú thích nó, vì nó có thể có nghĩa là “not applicable”, “not available” hoặc một một nghĩa nào đó.
IX. Sử dụng SDS cho công nhân như thế nào?
Làm việc trong công ty sản xuất hóa chất hoặc trong môi trường hóa chất, người công nhân cần nắm rõ các nguy cơ trước khi bắt đầu sử dụng nó. Khi xem SDS, bạn cần xen tên sản phẩm trên SDS và trên thùng chứa có khớp với nhau không, biết các mối nguy hiểm của sản phẩm đó, hướng dẫn sử dụng và lưu trữ an toàn. Ngoài ra, người lao động cũng phải biết làm gì trong trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Là một người lao động, bạn có thể xem các mục sau:
- Mục 1: để đọc tên hóa chất
- Mục 2: biết các mối nguy hiểm
- Mục 4,5,6: hiểu được phải làm gì trong các trường hợp khẩn cấp
- Mục 7: hiểu cách sử dụng, bảo quản an toàn
- Mục 8: biết sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp
Tuy nhiên, việc đọc và hiểu toàn bộ SDS một cách đầy đủ và cặn kẽ sẽ tốt hơn. Người lao động cần được đào tạo về cách đọc SDS, các thông tin, hình ảnh trên SDS và ý nghĩa của chúng. Ngoài ra, các SDS bắt buộc phải được dịch sang ngôn ngữ của quốc gia sở tại để ai cũng có thể được được. Đối với người không biết chữ, người quản lý cần có những cách phù hợp để nhân viên của mình hiểu rõ về nội dung của SDS.
X. Yêu cầu quốc gia và quốc tế về SDS
10.1. Liên hợp quốc
Liên hợp quốc (United Nation) xác định một số thông tin nhất định được sử dụng trong SDS. Ví dụ như số của Liên hợp quốc (UN Number) ở mục số 14, được dùng để xác định một số vật liệu nguy hiểm ở dạng tiêu chuẩn khi vận chuyển quốc tế.
10.2. Hoa kỳ
Tại Mỹ, cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp yêu cầu tất cả nhân viên phải sử dụng các SDS đối với cá chất độc hại tiềm tàng được sử dụng tại nơi làm việc theo quy định về Cảnh báo Nguy hiểm. SDS cũng được yêu cầu cung cấp cho các sở cứu hỏa và các quan chức lập kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp tại địa phương và tiểu bang theo mục 311 theo Đạo luật Quyền được biết của cộng đồng và lập kế hoạch khẩn cấp. Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ xác định số đăng kí dịch vụ tóm tắt hóa học (CAS) cung cấp một số duy nhất cho mỗi hóa chất. Số CAS cũng được sử dụng rộng rãi thống nhất trên phạm vi quốc tế trong các SDS.
Năm 2012, Hoa Kỳ thông qua Bảng an toàn hóa chất SDS gồm 16 mục để thay thế cho MSDS. Nó có hiệu lực vào ngày 1/12/2013. Các bản dữ liệu an toàn mới tuân thủ GHS. Đến ngày 1/6/2015, người sử dụng lao động được yêu cầu cập nhật nhãn tại nơi làm việc và các chương trình truyền thông về các mối quy hiểm cần thiết. Trong đó bao gồm cả việc chuyển MSDS thành SDS.
10.3. Liên minh châu Âu (EU)
Bảng dữ liệu an toàn hóa chất được coi là một phần không thể thiếu của Regulation (EC) No 1907/2006 (REACH). Các yêu cầu ban đầu của REACH đối với SDS đã được điều chỉnh thêm khi tính đến các quy tắc về Bảng dữ liệu an toàn của Hệ thống hài hòa toàn cầu (GHS) và việc thực hiện các yếu tố khác của GHS vào luật của EU được đưa ra trong Regulation (EC) No 1272/2008 (CLP) thông qua bản cập nhật Phụ lục II của REACH.
SDS phải được cung cấp bằng ngôn ngữ chính thức của các quốc gia thành viên EU nơi chất hoặc hỗn hợp được đưa ra thị trường. Trừ các quốc gia thành viên liên quan cung cấp các cách khác (Điều 31 của REACH).
Cơ quan hóa chất châu Âu (European Chemicals Agency – ECHA) đã xuất bản một tài liệu hướng dẫn về việc biên soạn các bảng dữ liệu an toàn.
10.4. Vương quốc Anh
Ở Anh, Quy định về hóa chất 2002 (Thông tin nguy hiểm và đóng gói – Hazard Information and Packaging for Supply) được gọi là Quy định CHIP. Nó áp đặt thuế đối với các nhà cung cấp và nhập khẩu vào EU cho các vật liệu nguy hiểm.
Lưu ý: Các bảng dữ liệu an toàn hóa chất SDS không còn được đề cập trong CHIP. Nó đã được chuyển sang quy định REACH của châu Âu.
Các Quy định về Kiểm soát Các chất Nguy hại cho Sức khỏe (Control of Substances Hazardous to Health – COSHH) chi phối việc sử dụng các chất độc hại ở nơi làm việc tại Anh và đặc biệt yêu cầu đánh giá việc sử dụng một chất. Quy định số 12 yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp cho nhân viên thông tin, đào tạo và hướng dẫn cho công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại. Và SDS là một công cụ không thể thiếu cho nhiệm vụ này. Do đó, người sử dụng lao động nhất định phải có Bảng dữ liệu an toàn hóa chất SDS từ nhà cung cấp.
10.5. Đức
Ở Đức, SDS phải được biên soạn theo quy định của REACH số 1907/2006. Các yêu cầu liên quan đến các khía cạnh quốc gia được xác định trong Quy tắc kỹ thuật cho các chất nguy hiểm Technical Rule for Hazardous Substances – (TRGS) 220 “Các khía cạnh quốc gia khi biên soạn bảng dữ liệu an toàn”. Một biện pháp quốc gia được đề cập trong phần 15 của SDS là ví dụ về cấp độ nguy hiểm của nước (WGK). Nó dựa trên các quy định quản lý hệ thống xử lý các chất độc hại đối với nước (AwSV).
10.6. Canada
Tại Canada, chương trình được gọi là Hệ thống thông tin về vật liệu nguy hiểm tại nơi làm việc (Workplace Hazardous Materials Information System- WHMIS) thiết lập các yêu cầu đối với SDS tại nơi làm việc, được bộ Y tế Canada quản lý liên bang theo Đạo luật về sản phẩm nguy hiểm, Phần II và Quy định về sản phẩm bị kiểm soát.
10.7. Hà Lan
Bảng dữ liệu an toàn SDS của Hà Lan được biết đến với tên gọi veiligheidsinformatieblad hoặc Chemiekaarten. Đây là tập hợp các SDS được sử dụng rộng rãi nhất. Boek Chemiekaarten được bán trên thị trường, nhưng cũng được cung cấp thông qua các viện giáo dục, chẳng hạn như website do Đại học Groningen cung cấp.
10.8. Nam Phi
Luật pháp của Nam Phi liên quan bao gồm các quy định về Tác nhân hóa chất nguy hiểm năm 2021 theo Đạo luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp năm 1993, Đạo luật Chất hóa học 13 năm 1973 và Đạo luật Giao thông đường bộ quốc gia năm 1996 và Đạo luật tiêu chuẩn 2008.
Nam Phi đã có sự chọn lọc các thông tin của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS vào luật pháp của mình. SDS được bao gồm trong các yêu cầu của Đạo luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp năm 1993 (Đạo luật số 85 năm 1993) Quy định 1179 ngày 25/08/1995.
Các thông tin được cung cấp trong SDS được liệt kê trong:
- SANS 11014:2020 (thay thế phiên bản đầu tiên SANS 11014-1:1994) và là bản triển khai giống hệt của ISO 11014:2009.
- Tiêu chuẩn hàng nguy hiểm – Phân loại và thông tin
10.9. Việt Nam
Tại Việt Nam, SDS tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó có:
- Luật Hóa chất 2007 (có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2008)
- Thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ công thương về Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất.
- Thông tư 32/2017 / TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Hóa chất.
XI. Ai là tác giả (người viết) SDS
Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể viết SDS miễn là họ có khả năng điền đầy đủ các chi tiết được yêu cầu trong các Phụ lục hướng dẫn. Đối với GHS thì đó là các thông tin trong Phụ lục 4 (Annex 4). Tuy nhiên, bạn có đủ kiến thức chuyên môn để tạo ra một bản SDS chính xác và hoàn chỉnh hay không mới là điều quan trọng. Thông thường, một nhà cung cấp sẽ có nhân viên chuyên viết SDS hoặc dùng phần mềm để làm. Tuy nhiên vẫn cần những thông tin và dữ liệu do chúng ta cung cấp. Trường hợp không thể tự làm được, có thể thuê đơn vị bên ngoài để làm.
dich-vu-viet-sds-dich-sds
Việc viết SDS không đơn giản chỉ là điền đầy đủ thông tin mà nó cần phải chính xác. Điều này là rất quan trọng. Do đó, người viết SDS không chỉ giỏi viết lách, giỏi tiếng Anh và cả giỏi cả chuyên môn Hóa.
XII. Dịch vụ dịch SDS, MSDS và viết SDS theo chuẩn GHS
Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong ngành hóa chất, kinh nghiệm viết SDS cho một công ty nước ngoài chuyên sản xuất và cung cấp hóa chất cho thị trường trong và ngoài nước, tác giả bài viết này tự tin đáp ứng được nhu cầu dịch SDS, MSDS, chuyển MSDS thành SDS các bản tiếng Anh, Việt, Trung. Ngoài ra, mình còn dịch tài liệu như TDS, COA chuyên ngành hóa.
Từng viết SDS chuẩn GHS cho công ty để đăng kí các chứng nhận quốc tế như ISO, ZDHC, Bluesign, GOTs nên mình hiểu được tầm quan trọng của một bản SDS là phải đầy đủ và đặc biệt là chính xác. Do đó, nếu các bạn có nhu cầu về dịch thuật SDS, MSDS chuyên ngành hóa từ tiếng Anh, tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại thì có thể liên hệ mình nhé! Mình chuyên viết SDS theo chuẩn GHS (phiên bản mới nhất), theo chuẩn Việt Nam và chuyển MSDS thành SDS.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Mr. Trung Trần – Nhà viết SDS và dịch thuật chuyên nghiệp
- E-mail: kstrankhactrung@gmail.com
- Phone: 0944.154.471
- Zalo: 0377.236.548
- Chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác, uy tín
Cảm ơn các bạn!