Hình đồ cảnh báo là một trong những quy định của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Những biểu tượng cảnh báo này là một phần không thể thiếu trong phiếu an toàn hóa chất. Hình đồ cảnh báo có 2 loại: loại cho các thùng chứa và nơi làm việc, và một loại cho vận chuyển. Vậy, có mấy hình đồ cảnh báo theo GHS? Những hình này có ý nghĩa gì và cách sử dụng sao cho đúng. Mời các bạn xem bài viết này và cùng tìm hiểu nhé!
I. Hình đồ cảnh báo là gì?
Hình đồ cảnh báo (tiếng Anh là Pictogram) còn được gọi là Biểu tượng cảnh báo hay Ký hiệu tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất. Nó là những hình ảnh đồ họa hiển thị cho người sử dụng sản phẩm nguy hiểm biết loại nguy hại nào đang hiện hữu. Hình đồ cảnh báo là một trong những quy định của GHS.
Hình đồ cảnh báo hóa chất theo GHS được chia làm 2 loại:
- Hình đồ cảnh báo để ghi nhãn cảnh báo nguy hiểm cho thùng chứa và nơi làm việc.
- Hình đồ cảnh báo cho vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Từ trước năm 1992, mối quốc gia trên thế giới có một hệ thống quy định phân loại hóa chất riêng. Đến năm 1992, Hệ thống Hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS đã thống nhất hệ thống phân loại chung. Mặc dù nó được thừa nhận bởi Liên hợp quốc nhưng không bắt buộc ở tất cả quốc gia. Hiện nay, có nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng hệ thống GHS. Việt Nam đã bắt đầu sử dụng hệ thống này từ năm 2012. Vào năm 2012, Thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ công thương về Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất đã được ra đời.
hinh-do-canh-bao-ghs-pictogramhinh-do-canh-bao-ghs-pictogram
II. Phân loại nguy hiểm theo hệ thống hài hòa toàn cầu GHS
GHS bao gồm 3 nhóm nguy hại chính:
- Các nguy hại về vật lý (PHYSICAL HAZARDS)
- Các nguy hại về sức khỏe (HEALTH HAZARDS)
- Các nguy hại về môi trường (ENVIRONMENTAL HAZARDS)
Trong mỗi nhóm nguy hại này có các lớp và phân loại nhỏ hơn.
2.1. Nhóm nguy hại vật lý
Các tiêu chí phân loại hóa chất được phát triển cho các loại nguy cơ vật lý sau:
- Chất nổ (Explosives)
- Khí dể cháy (Flammable gases)
- Sol khí và hóa chất nén (Aerosols and chemicals under pressure)
- Khí oxi hóa (Oxidizing gases)
- Khí nén (Gases under pressure)
- Chất lỏng dễ cháy (Flammable liquids)
- Chất rắn dễ cháy (Flammable solids)
- Chất và hỗn hợp tự phản ứng (Self-reactive substances and mixtures)
- Chất lỏng tự cháy (Pyrophoric liquids)
- Chất rắn tự cháy (Pyrophoric solids)
- Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt (Self-heating substances and mixtures)
- Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy (Substances and mixtures which, in contact with water, emit flammable gases)
- Chất lỏng oxi hóa (Oxidizing liquids)
- Chất rắn oxi hóa (Oxidizing solids)
- Peroxide hữu cơ (Organic peroxides)
- Ăn mòn kim loại (Corrosive to metals)
- Chất nổ không nhạy (Desensitized explosives)
2.2. Nhóm nguy hại sức khỏe
Các tiêu chí phân loại hóa chất được phát triển cho các loại nguy cơ sức khỏe:
- Độc cấp tính (Acute toxicity)
- Ăn mòn/kích ứng da (Skin corrosion/irritation)
- Tổn thương nghiêm trọng/kích ứng mắt (Serious eye damage/eye irritation)
- Tác nhân nhạy hô hấp (Respiratory sensitization)
- Tác nhân nhạy với da (Skin sensitization)
- Đột biến tế bào mầm (Germ cell mutagenicity)
- Tác nhân gây ung thư (Carcinogenicity)
- Độc tính sinh sản (Reproductive toxicity)
- Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn (Specific target organ toxicity – single exposure)
- Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại (Specific target organ toxicity – repeated exposure)
- Nguy hại hô hấp (Aspiration hazard)
2.3. Nhóm nguy hại môi trường
- Gây nguy hiểm cho môi trường thủy sinh (cấp tính và mãn tính) (Hazardous to the aquatic environment (acute and chronic))
- Độc cho tầng ozon (Hazardous to the ozone layer)
III. Hình đồ cảnh báo (Kí hiệu tượng hình) để ghi nhãn
3.1. Hình đồ cảnh báo nguy hiểm vật lý
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-1
GHS 01, sử dụng cho:
- Chất nổ loại 1, 2A và 2B
- Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại A, B
- Peroxide hữu cơ loại A, B
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-2
GHS 02, sử dụng cho:
- Khí dễ cháy, loại 1
- Sol khí loại 1, 2 và hóa chất nén loại 1, 2
- Chất lỏng dễ cháy, loại 1, 2, 3
- Chất rắn dễ cháy, loại 1, 2
- Chất và hỗn hợp tự phản ứng loại B, C, D, E, F
- Chất lỏng tự cháy, loại 1
- Chất rắn tự cháy, loại 1
- Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt loại 1, 2
- Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2, 3
- Peroxide hữu cơ loại B, C, D, E, F
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-3
GHS 03, sử dụng cho
- Chất khí oxy hóa, loại 1
- Chất lỏng oxy hóa, loại 1, 2, 3
- Chất rắn oxy hóa, loại 1, 2, 3
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-4
GHS 04, sử dụng cho
- Hóa chất nén, loại 1, 2, 3
- Khí nén
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-7
GHS 07, sử dụng cho:
- Chất nổ, loại 2C
3.2. Hình đồ cảnh báo nguy hiểm sức khỏe
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-5
GHS 05, sử dụng cho:
- Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt, loại 1
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-6
GHS 06, sử dụng cho:
- Độc cấp tính, loại 1, 2, 3
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-7
GHS 07, sử dụng cho:
- Độc cấp tính, loại 4
- Ăn mòn/kích ứng da, loại 2
- Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt, loại 2/2A
- Nhạy cảm với da, loại 1, 1A, 1B
- Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn, loại 3
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-8
GHS 08, sử dụng cho:
- Tác nhân nhạy hô hấp, loại 1, 1A, 1B
- Đột biến tế bào mầm, loại 1, 1A, 1B, 2
- Tác nhân gây ung thư, loại 1, 1A, 1B, 2
- Độc tính sinh sản, loại 1, 1A, 1B, 2
- Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn, loại 1, 2
- Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi lặp lại, loại 1, 2
- Nguy hại hô hấp, loại 1, 2
3.3. Hình đồ cảnh báo nguy hiểm môi trường
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-7
GHS 07, sử dụng cho:
- Gây hại cho tầng ozon, loại 1
hinh-do-canh-bao-hazard-pictogram-9
GHS 09, sử dụng cho:
- Gây nguy hiểm cho môi trường thủy sinh, ngắn hạn (cấp tính), loại 1
- Gây nguy hiểm cho môi trường thủy sinh, lâu dài (mãn tính), loại 1, 2
IV. Hình đồ cảnh báo (Kí hiệu tượng hình) cho vận chuyển
4.1. Chất nổ
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-1
Sử dụng cho:
- Chất nổ phân lớp 1.1, 1.2, 1.3
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-2
Sử dụng cho:
- Chất nổ phân lớp 1.4
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-3
Sử dụng cho:
- Chất nổ phân lớp 1.5
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-4
Sử dụng co:
- Chất nổ phân lớp 1.6
Lưu ý: Các dấu (*) được thay thế bằng số lớp và mã tương thích
4.2. Khí dễ cháy, khí độc
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-5
Sử dụng cho:
- Các chất khí dễ cháy phân lớp 2.1
- Sol khí và hóa chất nén phân lớp 2.1
Kí hiệu thay thế:hinh-do-canh-bao-van-chuyen-6
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-7-1
Sử dụng cho:
- Sol khí và hóa chất nén phân lớp 2.2
- Khí nén phân lớp 2.2
Kí hiệu thay thế:
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-6
Lưu ý: Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-7
Sử dụng cho:
- Chất gây độc cấp tính phân lớp 2.3
4.3. Chất lỏng dễ cháy
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-9-1
Sử dụng cho:
- Chất lỏng dễ cháy phân lớp 3
- Chất nổ không nhạy phân lớp 3
Kí hiệu thay thế:
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-8
Lưu ý: Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.
4.4. Chất rắn dễ cháy; chất và hỗn hợp tự phản ứng; chất lỏng tự cháy; chất rắn tự cháy; chất và hỗn hợp tự phát nhiệt; chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-9
Sử dụng cho:
- Chất rắn dễ cháy phân lớp 4.1
- Chất và hỗn hợp tự phản ứng phân lớp 4.1 (Type B) nếu nó cũng là chất nổ phân lớp 1
- Chất và hỗn hợp tự phản ứng phân lớp 4.1 (Type C, D, E, F)
- Chất nổ không nhạy phân lớp 4.1
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-10-1
Sử dụng cho:
- Chất lỏng tự cháy phân lớp 4.2
- Chất rắn tự cháy phân lớp 4.2
- Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt phân lớp 4.2
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-10
Sử dụng cho:
- Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy phân lớp 4.3
Kí hiệu thay thế:
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-11
Lưu ý: Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen
4.5. Chất oxi hóa, Peroxide hữu cơ
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-12
Sử dụng cho:
- Chất lỏng oxi hóa phân lớp 5.1
- Chất rắn oxi hóa phân lớp 5.1
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-13
Sử dụng cho:
- Peroxide hữu cơ phân lớp 5.2 (Type B) nếu nó cũng là chất nổ phân lớp 1
Kí hiệu thay thế:
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-14
Lưu ý: Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm và đường ranh giới trên có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.
4.6. Các chất độc
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-16-1
Sử dụng cho:
- Chất gây độc cấp tính phân lớp 6.1
4.7. Các chất ăn mòn
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-16
Sử dụng cho:
- Chất ăn mòn da/kích ứng da phân lớp 8
4.8. Chất gây hại cho môi trường thủy sinh
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-22
Sử dụng cho:
- Chất gây hại cho môi trường thủy sinh ngắn hạn cấp tính) phân lớp 9
- Chất gây hại cho môi trường thủy sinh lâu dài (mãn tính) phân lớp 9
Sử dụng chung với biểu tượng:
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-24
4.9. Các hình đồ cảnh báo vận chuyển không được nêu trong GHS
Dưới đây là những hình đồ cảnh báo an toàn hóa chất không được nêu trong GHS:
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-17
Sử dụng cho:
- Các chất lây nhiễm phân lớp 6.2
Sử dụng cho:
- Các chất phóng xạ, phân lớp 7
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-18
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-19
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-20
hinh-do-canh-bao-van-chuyen-21
Lời kết
Trên đây là bài viết về những hình đồ cảnh báo nguy hiểm dành cho dán nhãn và cho vận chuyển các loại hóa chất nguy hiểm. Để biết thêm thông tin chi tiết cho từng phân loại, các bạn có thể xem thêm trên website của liên hợp quốc về Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals – GHS). Hiện tại, phiên bản mới nhất của GHS là phiên bản thứ 9 năm 2021. Phiên bản tiếp theo sẽ được ban hành vào năm 2023 và tiếp theo cứ mỗi hai năm 1 lần.
Kí hiệu tượng hình GHS được dùng để thay thế các kí hiệu tượng hình khác nhau của mỗi quốc gia. Việc áp dụng thống nhất kí hiệu này trên toàn thế giới sẽ là bước tiến lớn mang lại lợi ích cho các quốc gia. Và trên hết là những người làm việc trong ngành hóa chất sẽ có những cảnh báo an toàn và chính xác! Từ những hình cảnh báo này mà việc xây dựng SDS sẽ chính xác và dễ dàng hơn. Hi vọng những kiến thức hóa học chuyên ngành này hữu ích với tất cả các bạn!