Thứ Sáu, Tháng 5 16, 2025
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
Yêu Hoá Học
No Result
View All Result
Home Hoá Học Chuyên Ngành

GHS là gì? Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất

Trung Trần by Trung Trần
02/10/2022
in Hoá Học Chuyên Ngành, Hoá Nhuộm

GHS là gì? Hẵn các bạn khi học về an toàn hóa chất, làm việc trong các phòng thí nghiệm, các nhà máy hóa chất, các công ty liên quan đến hóa chất… sẽ biết đến khái niệm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy GHS thực sự là gì? GHS từ đâu mà ra và dùng để làm gì? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay. Mời các bạn chúng ta cùng tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • I. GHS là gì?
  • II. Tại sao GHS được phát triển?
  • III. Phạm vi của GHS là gì?
  • IV. Một số thuật ngữ chính trong GHS
  • V. Hệ thống GHS được tổ chức như thế nào?
    • 5.1. Nhóm nguy hại vật lý
    • 5.2. Nhóm nguy hại sức khỏe
    • 5.3. Nhóm nguy hại môi trường
  • VI. Thông tin mới nhất, chính xác nhất về các tiêu chí GHS ở đâu?
  • VII. Một số câu hỏi về liên quan đến GHS
    • 7.1. Việc áp dụng GHS có bắt buộc đối với tất cả các quốc gia hay không?
    • 7.2. GHS được các quốc gia áp dụng như thế nào?
    • 7.3. Khi một quốc gia áp dụng GHS thì có cần áp dụng tất cả các yếu tố GHS hay không?
    • 7.4. Ai đảm bảo thực thi GHS
  • VIII. Sự cần thiết của GHS trên toàn cầu
  • IX. Dịch vụ dịch thuật và làm SDS theo chuẩn GHS

I. GHS là gì?

GHS (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals) là Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Đây là một hệ thống thông tin về nguy cơ đối với các hóa chất nguy hại có thể được áp dụng cho các nước trên thế giới.

ghs-la-gighs-la-gi

GHS được phát triển bởi một nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc (UN – United Nation), gồm các chuyên gia về thông tin nguy hiểm. Họ đã thiết lập theo 2 yếu tố tiêu chuẩn chính:

  1. Các quy tắc để phân loại các mối nguy hiểm cảu sản phẩm hóa chất (ví dụ: chất, vật liệu hoặc hỗn hợp).
  2. Bộ công cụ thông tin gồm:
  • Định dạng cho bảng dữ liệu an toàn SDS
  • Nội dung cho nhãn và SDS với:
    • Cảnh báo nguy cơ và đề phòng (hazard and precautionary statements)
    • Kí hiệu (symbols)
    • Từ cảnh báo (signal word)

II. Tại sao GHS được phát triển?

Các quốc gia khác nhau có hệ thống phân loại và ghi nhãn các sản phẩm hóa chất khác nhau. Thậm chí, cùng một quốc gia có thể tồn tại những hệ thống khác nhau. Mặc dù các hệ thống hiện tại tương tự nhau và nhiều mặt nhưng chúng vẫn có những khác biệt đáng kể. Từ đó, các phân loại nguy hại, ghi nhãn hoặc thông tin trên SDS là khác nhau cho cùng một chất. Ví dụ một quốc gia có thể phân loại chất này gây tổn thương mắt nghiêm trọng trong khi quốc gia khác chỉ phân loại là gây kích ứng mắt. Hoặc một quốc gia phân loại một chất là chất gây ung thư còn quốc gia khác thì không.

Thực trạng này gây tốn kém cho các chính phủ trong việc quản lý và thực hiện. Các công ty cũng tốn kém khi phải tuân thủ nhiều hệ thống khác nhau. Người lao động thì bối rối và khó hiểu các mối nguy hại của hóa chất để làm việc an toàn. Do yêu cầu đòi hỏi một quy chuẩn áp dụng chung trên toàn thế giới mà GHS được ra đời.

ghs-la-gi-3

Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng các nguyên tắc của GHS. Việc này mang đến nhiều lợi ích thiết thực:

  • Thúc đẩy sự thống nhất trên toàn thế giới
  • Giảm bớt sự tuân thủ nhiều hệ thống
  • Giảm bớt chi phí
  • Thông tin về các mối nguy hại được cải thiện và nhất quán
  • Khuyến khích việc sử dụng, lưu trữ và vận chuyển an toàn hơn
  • Thúc đẩy việc ứng phó các sự cố khẩn cấp tốt hơn.
  • Giảm việc thử nghiệm trên động vật

III. Phạm vi của GHS là gì?

GHS được áp dụng cho tất cả các sản phẩm hóa chất nguy hiểm, bao gồm các sản phẩm được áp dụng cho các mục đích sau:

  • Hóa chất công nghiệp
  • Hóa chất nông nghiệp
  • Hóa chất tiêu dùng
  • Thuốc trừ sâu
  • Dược phẩm

Về đối tượng mục tiêu của GHS bao gồm những người tiếp xúc với hóa chất và liên quan đến các sản phẩm hóa chất trong nhiều ngành khác nhau. Ví dụ: sản xuất hóa chất, xây dựng, kho hàng, vận tải, logistics, nhân viên y tế… và người tiêu dùng.

IV. Một số thuật ngữ chính trong GHS

Để hiểu rõ hơn GHS là gì, bạn cần nắm được một số thuật ngữ chính trong GHS. Dưới đây là một số thuật ngữ quan trọng cần nắm vững.

  • SDS – Safety Data Sheet: Bảng an toàn hóa chất hay phiếu an toàn hóa chất. Một SDS theo chuẩn GHS có 16 mục theo thứ tự nhất định và các thông tin tối thiểu được quy định.
  • Label –  Nhãn: Với GHS, một số thông tin nhất định sẽ xuất hiện trên nhãn. Các thông tin được chuẩn hóa như nhận dạng hóa học, cảnh báo nguy hiểm, từ tín hiệu, biểu tượng sẽ xuất hiện trên nhãn theo phân loại của chất hay hỗn hợp đó.
  • Hazard group – Nhóm nguy hại: GHS chia các mối nguy hại thành 3 nhóm chính: vật lý (Physical), sức khỏe (Health) và môi trường (Environment).
  • Class – Lớp nguy hại: Là thuật ngữ để mô tả các loại mối nguy khác nhau. Ví dụ: Khí nén là một ví dụ về loại nguy hại trong nhóm vật lý.
  • Category – phân loại: là thuộc tính con của lớp (Class). Ví dụ: Lớp Serious eye damage/Eye irritation (Tổn thương mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt) có 3 loại: Gây tổn mắt nghiêm trọng (Loại 1), Gây kích ứng mắt nghiêm trọng (Loại 2 hoặc 2A) và Gây kích ứng mắt (Loại 3).
  • Hazard statement – Thông báo nguy hiểm: Đối với mỗi phân loại (Category) của một lớp (Class), một thông báo tiêu chuẩn hóa được sử dụng để mô tả mối nguy. Thông báo nguy hiểm sẽ xuất hiện trên cả SDS và trên nhãn sản phẩm.
  • Hazard precaution – Thông báo phòng ngừa: Các thông báo phòng ngừa là cụm từ tiêu chuẩn hóa đẻ mô tả các khuyến nghị để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi do tiếp xúc, sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách sản phẩm nguy hiểm.
  • Signal word – Từ cảnh báo: GHS có hai từ cảnh cáo là Nguy hiểm (Danger) và Cảnh báo (Warning). Những từ này được dùng để thông báo mức độ nguy hiểm trên cả SDS và nhãn. Có những nguy hại không sử dụng từ cảnh báo.
  • Pictogram: Hình đồ cảnh báo được sử dụng trong cả SDS và trên nhãn. Có những nguy hại có hình đồ cảnh báo, có loại không có tùy vào từng mức độ.

ghs-la-gi-2

V. Hệ thống GHS được tổ chức như thế nào?

GHS bao gồm 3 nhóm nguy hại chính:

  • Các nguy hại về vật lý
  • Các nguy hại về sức khỏe
  • Các nguy hại về môi trường

Trong mỗi nhóm nguy hại này có các lớp và phân loại nhỏ hơn.

5.1. Nhóm nguy hại vật lý

Các tiêu chí phân loại hóa chất được phát triển cho các loại nguy cơ vật lý sau:

  • Explosives: Chất nổ
  • Flammable gases: Khí dể cháy
  • Aerosols and chemicals under pressure: Sol khí và hóa chất nén
  • Oxidizing gases: Khí oxi hóa
  • Gases under pressure: Khí nén
  • Flammable liquids: Chất lỏng dễ cháy
  • Flammable solids: Chất rắn dễ cháy
  • Self-reactive substances and mixtures: Chất và hỗn hợp tự phản ứng
  • Pyrophoric liquids: Chất lỏng tự cháy
  • Pyrophoric solids: Chất rắn tự cháy
  • Self-heating substances and mixtures: Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
  • Substances and mixtures which, in contact with water, emit flammable gases: Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy
  • Oxidizing liquids: Chất lỏng oxi hóa
  • Oxidizing solids: Chất rắn oxi hóa
  • Organic peroxides: Peroxide hữu cơ
  • Corrosive to metals: Ăn mòn kim loại
  • Desensitized explosives: Chất nổ không nhạy

5.2. Nhóm nguy hại sức khỏe

Các tiêu chí phân loại hóa chất được phát triển cho các loại nguy cơ sức khỏe:

  • Acute toxicity: Độc cấp tính
  • Skin corrosion/irritation: Ăn mòn/kích ứng da
  • Serious eye damage/eye irritation: Tổn thương nghiêm trọng/kích ứng mắt
  • Respiratory sensitization: Tác nhân nhạy hô hấp
  • Skin sensitization: Tác nhân nhạy với da
  • Germ cell mutagenicity: Đột biến tế bào mầm (tế bào gen)
  • Carcinogenicity: Tác nhân gây ung thư
  • Reproductive toxicity: Độc tính sinh sản
  • Specific target organ toxicity – single exposure: Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn
  • Specific target organ toxicity – repeated exposure: Độc đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại
  • Aspiration hazard: Nguy hại hô hấp

5.3. Nhóm nguy hại môi trường

  • Hazardous to the aquatic environment (acute and chronic): Gây nguy hiểm cho môi trường thủy sinh (cấp tính và mãn tính)
  • Hazardous to the ozone layer: Độc cho tầng ozon

VI. Thông tin mới nhất, chính xác nhất về các tiêu chí GHS ở đâu?

Các tiêu chí GHS được nêu trong bản Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS) của Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về châu Âu (UNECE). Bản thảo này thường được gọi là “purple book” – quyển sách màu tím. Bản đầu tiên được xuất bản năm 2003. Kể từ đây, cuốn GHS được sửa đổi mỗi 2 năm một lần khi cần thiết hoặc khi có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Tất cả các ấn bản ddeuf có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ả Rập, Nga. Các bạn có thể truy cập và tải miễn phí tại website của UNECE. Ấn bản mới nhất là phiên bản thứ 9, được xuất bản ngày 14/09/2021.

VII. Một số câu hỏi về liên quan đến GHS

7.1. Việc áp dụng GHS có bắt buộc đối với tất cả các quốc gia hay không?

Việc áp dụng Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất GHS là không bắt buộc. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc luôn khuyến khích các nước áp dụng. Việc này có nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới áp dụng nó.

7.2. GHS được các quốc gia áp dụng như thế nào?

Các nhà chức trách của mỗi quốc gia quyết định cách GHS được áp dụng như thế nào thông qua luật của họ. Ví dụ, ở Việt Nam ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ công thương về Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất và Thông tư 32/2017 / TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất dựa trên GHS của Liên Hợp Quốc. Canada đã thông qua GHS bằng cách sửa đổi luật WHMIS hiện có.

ghs-la-gi-1

Các quy định về Phân loại, Ghi nhãn và Đóng gói (Classification, Labelling and Packaging – CLP) của EU đã được cập nhật để phù hợp với GHS kể từ 20/01/2009. Hiện tại CLP với các yếu tố GHS được thông qua đang có hiệu lực đầy đủ. CLP đã được cập nhật theo các thay đổi của phiên bản GHS thứ 6 và thứ 7. Những thay đổi này có hiệu lực từ 17/10/2019.

7.3. Khi một quốc gia áp dụng GHS thì có cần áp dụng tất cả các yếu tố GHS hay không?

Khi một quốc gia áp dụng GHS, họ có quyền lựa chọn toàn bộ hay một phần các yếu tố GHS như:

  • Chọn 1 hoặc nhiều lớp nguy hại (Class)
  • Chọn các phân loại mà nó sẽ áp dụng cho một loại nguy cơ cụ thể

Khi một quốc gia chấp nhận phân loại nguy hại theo GHS thì phải áp dụng theo quy định của GHS. Việc áp dụng này giúp các quốc gia có cùng tiêu chí phân loại giống nhau.

7.4. Ai đảm bảo thực thi GHS

Việc thực thi GHS ở mỗi quốc gia là khác nhau. Sau khi áp dụng GHS vào luật, các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó sẽ đảm bảo thực thi theo luật định.

VIII. Sự cần thiết của GHS trên toàn cầu

Hóa chất từ công đoạn sản xuất đến lưu trữ, vận chuyển và sử dụng là mối nguy hiểm luôn hiện hữu đối với sức khỏe con người và môi trường. Trẻ em, người già, mọi người ở mọi độ tuổi, sử dụng bảng chữ cái và ngôn ngữ khác nhau, thuộc các điều kiện xã hội khác nhau, kể cả thất học… hàng ngày đều phải đối mặt với các mối nguy hiểm từ các sản phẩm hóa chất. Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) giúp các quốc gia trên thế giới có nhiều lợi ích, sự thống nhất, giúp kiểm soát phơi nhiễm hóa chất, lưu trữ, vận chuyển an toàn, qua đó bảo vệ con người và môi trường một cách tốt hơn.

Hệ thống hài hòa toàn cầu GHS giúp cho việc phân loại, dán nhãn và làm SDS được dễ dàng hơn. GHS cung cấp các cơ sở để hài hòa các quy tắc và quy định về hóa chất ở ấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Đây là một yếu tố quan trọng tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. GHS được khuyến khích thực hiện càng sớm càng tốt.

IX. Dịch vụ dịch thuật và làm SDS theo chuẩn GHS

Mình là Trung, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch thuật SDS chuyên ngành hóa từ tiếng Anh, tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại. Mình đã làm việc 6 năm trong một công ty nước ngoài chuyên về cung cấp hóa chất tại thị trường Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Bangladesh… Do tiếp xúc nhiều với hóa chất, từ hóa chất phòng thí nghiệm đến hóa chất công nghiệp nên việc đọc, hiểu, làm các SDS hay MSDS là việc làm thường xuyên. Biết được tiếng Anh chuyên ngành dệt nhuộm và hóa chất khá đầy đủ.

Ngoài ra, mình đã viết SDS cho gần 1000 sản phẩm (bằng tiếng Anh, Việt, Trung) chuyên ngành hóa. Các SDS tuân thủ GHS phiên bản mới nhất (phiên bản 9, năm 2021). Mình cũng đã viết các SDS chuẩn GHS cho nhiều sản phẩm hóa chất đăng kí các chứng nhận ISO, ZDHC và Bluesign. Ngoài ra, mình còn viết SDS theo chuẩn của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam cũng dựa vào GHS để ban hành tiêu chuẩn cho việc phân loại và dán nhãn hóa chất riêng, cơ bản là khá giống. Tuy nhiên, phiên bản GHS mà Việt Nam áp dụng trong các Luật, thông tư là phiên bản cũ.

Hiện tại ở Việt Nam, rất ít người biết viết SDS theo chuẩn GHS cho một chất hay hỗn hợp hoàn toàn mới. Với tất cả kiến thức và kinh nghiệm, mình tự tin thực hiện việc này một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Mọi yêu cầu về dịch thuật SDS, MSDS, TDS, COA hoặc làm mới xin liên hệ:

  • Mr. Trung Trần – Nhà viết SDS và dịch thuật chuyên nghiệp
  • E-mail: kstrankhactrung@gmail.com
  • Phone: 0944.154.471
  • Zalo: 0377.236.548
  • Chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác, uy tín

Cảm ơn các bạn!

Trung Trần

Trung Trần

Chào các bạn! Mình là Trung Trần - Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa Học K36, Đại học Cần Thơ. Mình là một người đam mê hóa, thích chia sẻ và giao lưu với tất cả mọi người. Yêu hóa học là nơi để các bạn tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau! Let's go!

Related Posts

chi-so-octan-octane-index
Hoá Dầu

Chỉ số Octan là gì? Trị số octane của xăng và cách làm tăng chỉ số octan

by Trung Trần
30/10/2022
oeko-tex-standard-100
Hoá Nhuộm

Oeko-Tex® là gì? Oeko-Tex Standard 100, Eco Passport by Oeko-Tex là gì?

by Trung Trần
31/10/2022
dau-mo-la-gi
Hoá Dầu

Dầu mỏ là gì? Thành phần, các sản phẩm và ứng dụng

by Trung Trần
01/11/2022
tieu-chuan-nganh-det-may
Hoá Nhuộm

Tổng hợp các Tiêu chuẩn ngành Dệt may cho doanh nghiệp

by Trung Trần
01/11/2022
phieu-an-toan-hoa-chat
Hoá Học Chuyên Ngành

Mẫu phiếu An toàn hóa chất theo Luật Việt Nam – Hướng dẫn chi tiết

by Trung Trần
03/11/2022

Đề xuất cho bạn

oeko-tex-standard-100

Oeko-Tex® là gì? Oeko-Tex Standard 100, Eco Passport by Oeko-Tex là gì?

31/10/2022
phan-bon-la-gi-1

Phân bón là gì? Có mấy loại phân bón và đặc điểm của từng loại

08/09/2023

Danh mục

  • Chất Hoá Học
  • Hoá Dầu
  • Hoá Học Chuyên Ngành
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Nhuộm
  • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Thư Viện

Xem nhiều hơn

Phản ứng cộng là gì? Cơ chế phản ứng cộng – Ví dụ và bài tập
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng cộng là gì? Cơ chế phản ứng cộng – Ví dụ và bài tập

28/04/2025
Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H
Hoá Học Đại Cương

Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H

21/04/2025
Phản ứng thu nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng thu nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng

21/04/2025
Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng

21/04/2025
Phản ứng phân hủy là gì? Đặc điểm, Phân loại, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng phân hủy là gì? Đặc điểm, Phân loại, Ví dụ và Ứng dụng

20/04/2025
Nhôm Hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
Chất Hoá Học

Nhôm Hidroxit thu được từ cách nào sau đây?

10/01/2025

🧪ĐÔI NÉT VỀ “YÊU HÓA HỌC”

❁◕ ‿ ◕❁Blog Yêu Hóa Học là nơi giao lưu, chia sẻ những kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao cho mọi người.

💚Thông tin liên hệ:
☞Admin: Trung Trần
☞Email: kstrankhactrung@gmail.com

📜CHUYÊN MỤC

  • Chất Hoá Học (8)
  • Hoá Dầu (8)
  • Hoá Học Chuyên Ngành (15)
  • Hoá Học Đại Cương (25)
  • Hoá Nhuộm (11)
  • Phân Bón (1)
  • Phản Ứng Hoá Học (12)
  • Thư Viện (2)

💰DONATE ỦNG HỘ BLOG

💛 Yêu Hóa Học đã và đang mang lại giá trị mỗi ngày cho mọi người. Chúng tôi luôn biết ơn mọi sự đóng góp dù là nhỏ nhất! Chân thành cảm ơn từ tận đáy lòng!

💛 Để ủng hộ yeuhoahoc.com các bạn có thể donate để blog ngày càng phát triển hơn các bạn nhé:

💛 MB Bank (Ngân hàng quân đội): 666638796666 (Trần Khắc Trung)

DMCA.com Protection Status © 2023 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần

No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện

DMCA.com Protection Status © 2023 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần