Thứ Hai, Tháng 5 19, 2025
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Yêu Hoá Học
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện
No Result
View All Result
Yêu Hoá Học
Yêu Hoá Học
No Result
View All Result
Home Thư Viện

Định luật bảo toàn khối lượng trong hóa học và áp dụng

Trung Trần by Trung Trần
02/10/2022
in Thư Viện

Định luật bảo toàn khối lượng trong hóa học là một định luật rất cơ bản và quan trọng. Nó giúp chúng ta tính được khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hóa học. Vậy nội dung của định luật này là gì? Định luật này được áp dụng như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết hôm nay các bạn nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • I. Định luật bảo toàn khối lượng
  • II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
  • Lời kết

I. Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng được khám phá độc lập bởi hai nhà hóa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov (người Nga) và Antoine Lavoisier (người Pháp) bằng những thí nghiệm cân đo chính xác.

– Năm 1748: Mikhail Vasilyevich Lomonosov đã đặt ra định đề.

– Năm 1789: Antoine Lavoisier phát biểu ĐLBTKL.

Nội dung định luật bảo toàn khối lượng trong hóa học được phát biểu như sau:

Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Giả sử, ta có phương trình hóa học của phản ứng:

A + B → C+D

Khi đó, theo định luật bảo toàn khối lượng:

mA + mB = mC + mD

Với mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất A, B, C, D.

dinh-luat-bao-toan-khoi-luongdinh-luat-bao-toan-khoi-luong

Bản chất của định luật bảo toàn khối lượng

Trong một phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử sẽ thay đổi. Sự thay đổi này về bản chất chỉ là sự thay đổi về các điện tử, còn số nguyên tử vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không thay đổi. Do đó, sau quá trình phản ứng, tổng khối lượng của các chất vẫn được bảo toàn.

II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Trong một phản ứng hóa học, nếu có n chất (gồm cả chất tham gia và sản phẩm), nếu biết được khối lượng (n-1) chất ta sẽ tính được khối lượng của chất còn thiếu.

Như ở ví dụ trên, nếu ta biết được khối lượng của các chất A, B, C ta sẽ tính được khối lượng của chất D và ngược lại cho bất kì chất nào.

Ví dụ cụ thể: Cho 14.2g Na2SO4 phản ứng với x (g) BaCl2 thu được 23.3g BaSO4 và 11.7g NaCl. Tính khối lượng của BaCl2 đã tham gia phản ứng.

Ta có PTHH của phản ứng trên như sau:

NaSO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

Ta có:

nNa2SO4 = 14.2/142 = 0.1 mol

nBaSO4 = 23.3/233 = 0.1 mol

nNaCl = 11.7/58.5 = 0.2 mol

Theo PTHH, ta thấy NaSO4 và BaCl2 đã phản ứng hoàn toàn để tạo ra BaSO4 và NaCl.

Áp dụng luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mNaSO4 + mBaCl2 = mBaSO4 +mNaCl

⇔ 14.2 + x = 23.3 + 11.7

⇔ x = (23.3 + 11.7) – 14.2 = 20.8 (g)

Vậy khối lượng của BaCl2 tham gia trong phản ứng trên là 20.8 gam.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong khái niệm định luật bảo toàn khối lượng cũng như bản chất và cách áp dụng rồi phải không nào. Có thể nói, đây là một định luật khá cơ bản, dễ hiểu nhưng lại rất quan trọng trong ngành hóa học. Chính nhờ định luật này mà chúng ta có thể tính toán lượng sản phẩm được tạo ra hoặc lượng chất tham gia phản ứng như thế nào để tạo ra lượng sản phẩm mà chúng ta mong muốn. Hi vọng các bạn đã nắm rõ được định luật này và ngày càng hứng thú với môn hóa như mình nhé!

Trung Trần

Trung Trần

Chào các bạn! Mình là Trung Trần - Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa Học K36, Đại học Cần Thơ. Mình là một người đam mê hóa, thích chia sẻ và giao lưu với tất cả mọi người. Yêu hóa học là nơi để các bạn tìm hiểu, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau! Let's go!

Related Posts

Thư Viện

Công thức tính số mol, khối lượng mol và thể tích mol

by Trung Trần
03/10/2022

Đề xuất cho bạn

Khí hiếm là gì? Đặc điểm và ứng dụng của các nguyên tố khí hiếm

Khí hiếm là gì? Đặc điểm và ứng dụng của các nguyên tố khí hiếm

20/04/2025

Các tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc

03/10/2022

Danh mục

  • Chất Hoá Học
  • Hoá Dầu
  • Hoá Học Chuyên Ngành
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Nhuộm
  • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Thư Viện

Xem nhiều hơn

Phản ứng cộng là gì? Cơ chế phản ứng cộng – Ví dụ và bài tập
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng cộng là gì? Cơ chế phản ứng cộng – Ví dụ và bài tập

28/04/2025
Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H
Hoá Học Đại Cương

Liên kết Hidro là gì? Đặc điểm và phân loại liên kết H

21/04/2025
Phản ứng thu nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng thu nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng

21/04/2025
Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Đặc điểm, Ví dụ và Ứng dụng

21/04/2025
Phản ứng phân hủy là gì? Đặc điểm, Phân loại, Ví dụ và Ứng dụng
Phản Ứng Hoá Học

Phản ứng phân hủy là gì? Đặc điểm, Phân loại, Ví dụ và Ứng dụng

20/04/2025
Nhôm Hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
Chất Hoá Học

Nhôm Hidroxit thu được từ cách nào sau đây?

10/01/2025

🧪ĐÔI NÉT VỀ “YÊU HÓA HỌC”

❁◕ ‿ ◕❁Blog Yêu Hóa Học là nơi giao lưu, chia sẻ những kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao cho mọi người.

💚Thông tin liên hệ:
☞Admin: Trung Trần
☞Email: kstrankhactrung@gmail.com

📜CHUYÊN MỤC

  • Chất Hoá Học (8)
  • Hoá Dầu (8)
  • Hoá Học Chuyên Ngành (15)
  • Hoá Học Đại Cương (25)
  • Hoá Nhuộm (11)
  • Phân Bón (1)
  • Phản Ứng Hoá Học (12)
  • Thư Viện (2)

💰DONATE ỦNG HỘ BLOG

💛 Yêu Hóa Học đã và đang mang lại giá trị mỗi ngày cho mọi người. Chúng tôi luôn biết ơn mọi sự đóng góp dù là nhỏ nhất! Chân thành cảm ơn từ tận đáy lòng!

💛 Để ủng hộ yeuhoahoc.com các bạn có thể donate để blog ngày càng phát triển hơn các bạn nhé:

💛 MB Bank (Ngân hàng quân đội): 666638796666 (Trần Khắc Trung)

DMCA.com Protection Status © 2023 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần

No Result
View All Result
  • Home
  • Hoá Học Đại Cương
  • Hoá Học Chuyên Ngành
    • Hoá Nhuộm
    • Hoá Dầu
    • Phân Bón
  • Phản Ứng Hoá Học
  • Chất Hoá Học
  • Thư Viện

DMCA.com Protection Status © 2023 Yêu Hoá Học - Blog cá nhân của Trung Trần