Các tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc là những tiêu chuẩn quan trọng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nó giúp các doanh nghiệp dệt may có một hệ thống quản lý tốt, tối ưu hóa nguồn lực, tạo ra sản phẩm chất lượng, tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cho người lao động và xây dựng uy tín, thương hiệu của mình. Vậy cụ thể những tiêu chuẩn ISO nào được sử dụng nhiều trong ngành may mặc? Mời các bạn xem qua bài viết ngày hôm nay để nắm rõ hơn nhé!
Các tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc
May mặc là một ngành thế mạnh của Việt Nam. Nó có vai trò quan trọng trong xuất khẩu và đóng góp lớn cho GDP của cả nước. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với không ích khó khăn và thách thức khi phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của các quốc gia khác. Đặc biệt là Trung QUốc, Indonesia, Philiphines… Làm thế nào để các doanh nghiệp của chúng ta có thể chiếm ưu thế trong cạnh tranh với các nước kể trên? Làm thế nào để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh với các đối thủ? Để giải quyết các vấn đề trên, các doanh nghiệp đã tìm đến các tiêu chuẩn ISO ngành may mặc như một giải pháp.
Trong nhiều tiêu chuẩn ngành dệt may thì ISO là tiêu chuẩn quốc tế được nhiều doanh nghiệp dệt may quan tâm. Trong đó có ISO 9001, ISO 14001 và ISO 45001. Sau đây, chúng ta cùng lần lượt tìm hiểu về các tiêu chuẩn này. Nhưng trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu ISO là gì trước nhé!
1. ISO là gì?
ISO (International Organization for Standardization) được thành lập ngày 23/2/1947 là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. ISO có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại & công nghiệp áp dụng cho toàn cầu. Nhiệm vụ chính của ISO là thúc đẩy sự phát triển về tiêu chuẩn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới.
Hiện nay ISO có hơn 160 quốc gia thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 77 tham gia vào hệ thống này. Với tính hiệu quả và lợi ích mà ISO mang lại, ngày nay nó đã mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình và sản phẩm. Tính đến nay, ISO đã ban hành khoảng 20 ngàn chỉ tiêu chất lượng từ sản phẩm, công nghệ, thực phẩm, môi trường dịch vụ nông nghiệp… Trong đó có các tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
2. Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực. Nó áp dụng từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ đến hành chính công. Phiên bản ISO 9001:2015 ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2015 là phiên bản mới nhất.
tieu-chuan-iso-nganh-may-mac-iso-9001-2015tieu-chuan-iso-nganh-may-mac-iso-9001-2015
Đối với các doanh nghiệp dệt may, áp dụng ISO 9001 sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, cải thiện chất lượng sản phẩm, gia tăng doanh số (turnover) và xây dựng được uy tín cho doanh nghiệp. Triển khai ISO 9001 là tiền đề để thực hiện tốt ISO 14001 và ISO 45001.
3. Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường do quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra. Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chí về hệ thống quản lý môi trường, sinh thái, đánh giá vòng đời sản phẩm và xác định tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường. Phiên bản ISO 14001:2015 được cập nhật ngày 15 thàng 9 năm 2015 là bản mới nhất hiện nay.
tieu-chuan-iso-nganh-may-mac-iso-14001-2015
Đối với ngành dệt may, các sản phẩm ra thị trường không chỉ đòi hỏi về chất lượng mà hoạt động sản xuất tạo ra nó còn phải thân thiện với môi trường. Ngày nay, ngày càng nhiều nhãn hàng lớn yêu cầu khắc khe về điều này. Chính vì thế, áp dụng ISO 14001 là một giải pháp chiến lược lâu dài. ISO 14001 giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt chi phí phát sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, hình ảnh một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội trong mắt người tiêu dùng và các đối tác.
4. Tiêu chuẩn ISO 45001
Mất an toàn lao động không là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp sản xuất. Dệt may cũng không ngoại lệ. Người lao động trong lĩnh vực này đa phần phải làm việc trong điều kiện tiếng ồn, bụi vải, các hóa chất dệt nhuộm độc hại… gây nguy cơ về các bệnh hô hấp, phổi, mắt… Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ do các nguyên vật liệu dễ bắt lửa luôn hiện hữu. Chính vì thế, một hệ thống quản lý theo chuẩn ISO 45001 ra đời đã giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trên.
tieu-chuan-iso-nganh-may-mac-iso-45001-2018
ISO 45001 là một tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc quan trọng. Nó giúp các doanh nghiệp dệt may cải thiện an toàn lao động trong chuổi cung ứng may mặc. Nó áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không kể quy mô lớn nhỏ và sản xuất mặt hàng gì. ISO 45001 giúp các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên. Tiêu chuẩn này cũng tương thích với 2 tiêu chuẩn ISO kể trên. ISO 45001:2018 ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này.
Lời kết
Chọn tiêu chuẩn ISO là chọn chất lượng, uy tín, thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp dệt may muốn phát triển, muốn tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng và các đối tác lớn thì việc những tiêu chuẩn trên gần như là tối cần thiết để đáp ứng các mục tiêu này. Ngoài ISO, các doanh nghiệp dệt may cũng nên quan tâm đến các tiêu chuẩn khác như Bluesign, ZDHC, Oeko-Tex, GRS… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhãn hàng lớn trên thế giới.