Đáp ứng các tiêu chuẩn ngành dệt may là một trong những yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp của bạn có chỗ đứng trên thị trường, cũng như chiếm ưu thế trong việc nhận các đơn hàng của các thương hiệu lớn. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm tốt, chất lượng cao thì doanh nghiệp của bạn cần phải hội đủ các yêu cầu từ phía đối tác. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn chứng nhận ngành dệt may, mình đã viết bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
I. Các tiêu chuẩn ngành dệt may bạn nên biết
1. Tiêu chuẩn ISO
Tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng dành cho các doanh nghiệp dệt may. Trong đó, các doanh nghiệp cần biết đến ISO 14001, ISO 5001, ISO 9001… Mời các bạn tìm hiểu cụ thể ngay sau đây.
a) Tiêu chuẩn ISO 14001
Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, áp dụng cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ. Nó được coi là chuẩn để các doanh nghiệp quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Với những tiêu chuẩn, nguyên tắc và tài liệu liên quan, các doanh nghiệp sẽ chủ động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm các chất thải công nghiệp và quản lý một hệ thống quản lý môi trường hiệu lực. Thông qua đó, sản phẩm nhành dệt may sẽ đảm bảo được chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
b) Tiêu chuẩn ISO 5001
Hơn 70 nước đã tham gia vào việc biên soạn và ban hành tiêu chuẩn ISO 5001. Nó áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn và sản xuất mặt hàng gì. Đây là tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp cải thiện an toàn lao động trong chuỗi cung ứng may mặc hiệu quả. Áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong quá trình lao động. ISO 45001 được thiết kế tương thích với các tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015 nên sẽ thuận lợi triển khai cho các doanh nghiệp đã áp dụng 2 tiêu chuẩn này.
c) Tiêu chuẩn ISO 9001
Đây là tiêu chuẩn quản lý chất lượng phổ biến nhất hiện nay. Nó giúp các doanh nghiệp dệt may giải quyết các vấn đề năng suất lao động một cách hiệu quả. Khi áp dụng tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp dệt may sẽ giảm chi phí vận hành, cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và xây dựng uy tín cho doanh nghiệp.
2. Tiêu chuẩn GOTS
GOTS (Global Organic Textile Standard) là tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu là một trong số các tiêu chuẩn ngành dệt may mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Kể từ khi ra mắt vào năm 2006, GOTs đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với tính khả thi cao và được hỗ trợ bởi sự gia tăng tiêu thụ sợi hữu cơ và nhu cầu về tiêu chí chế biến thống nhất từ các lĩnh vực ngành và bán lẻ.
3. Tiêu chuẩn Bluesign
Bluesign là một tiêu chuẩn quan trọng và được đánh giá rất cao trong ngành dệt may. Bluesign là một hệ thống cung cấp môi trường làm việc an toàn và bền vững hơn cho mọi người làm việc trong ngành dệt may và người tiêu dùng. Nó theo dõi đường đi của hàng dệt may từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Chính tiêu chuẩn Bluesign giúp thay đổi tác động môi trường của hàng dệt may một cách bền vững.
4. Tiêu chuẩn ZDHC
ZDHC (Zero Discharge of Hazardous Chemicals) tạm dịch là Không xả thải các hóa chất nguy hại là một tiêu chuẩn quan trọng trong ngành hóa nhuộm và dệt may. Nó được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với mục tiêu không xả thải hóa chất độc hại trong chuỗi giá trị dệt may, cải thiện môi trường và phúc lợi cho người dân.
Tầm nhìn và sứ mệnh của nó là triển khai rộng rãi hóa học bền vững và thực hành tốt nhất trong ngành dệt may, bảo vệ người tiêu dùng, công nhân và môi trường.
5. Tiêu chuẩn Oeko-Tex
Khi nhắc đến các tiêu chuẩn trong ngành dệt may ta phải nhớ ngay đến Oeko-Tex. Đây là một trong những tiêu chuẩn phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Oeko-tex được thiết lập nhằm giảm thiểu lượng hóa chất độc hại có trong các mặt hàng dệt may. Nó đại diện cho sự tin tưởng của khách hàng vào độ an toàn của các sản phẩm.
6. Tiêu chuẩn RCS
RCS (The Recycled Claim Standard) là tiêu chuẩn yêu cầu tái chế thường được áp dụng để theo dõi nguyên liệu thô tái chế.
Việc áp dụng tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp dệt may xác định được lượng nguyên liệu tái chế và qua đó, đảm bảo với người tiêu dùng về tính minh bạch trong thành phần của sản phẩm.
7. Tiêu chuẩn GRS
GRS (Global Recycle Standard) là Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu được áp dụng trên toàn thế giới. Với nguyên tắc tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ 3 về thành phần tái chế, chuỗi đường đi sản phẩm, hoạt động xã hội, môi trường và hạn chế về chất hóa học. Xác định yêu cầu để đảm bảo tuyên bố thành phần chính xác, điều kiện làm việc tốt, giảm thiểu các tác động của hóa chất và môi trường có hại là những mục tiêu của GRS.
GRS là một tiêu chuẩn ngành dệt may được nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng với mong muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm cũng như hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất.
8. Tiêu chuẩn RDS
RDS (Responsible Down Standard) là Tiêu chuẩn lông vũ trách nhiệm xã hội áp dụng trên toàn cầu. Nó không phải là tiêu chuẩn bắt buộc nhưng lại được áp dụng phổ biến vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Ngoài bảo vệ quyển lợi vịt, ngỗng thì nó còn giúp truy xuất nguồn gốc của lông vũ được sử dụng trong chuỗi cung ứng.
9. Tiêu chuẩn RWS
RWS (Responsible Wool Standard) là Tiêu chuẩn về len có trách nhiệm. Đây là một tiêu chuẩn tự nguyện toàn cầu nhằm giải quyết phúc lợi cho cừu và các vùng đất nó được chăn thả. Nó cung cấp cơ hội cho những người nông dân chứng minh các thực hành tốt nhất của mình đối với công chúng. Nó cũng là một phương tiện để các nhãn hiệu và người tiêu dùng có thể tin tưởng và chắc chắn rằng các sản phẩm dệt may đó được làm từ nguồn len đáng tin cậy và xứng đáng với giá trị của chúng.
10. Tiêu chuẩn OCS
Tiêu chuẩn thành phần hữu cơ OCS (Organic Content Standard) là một tiêu chuẩn ngành dệt may được nhiều doanh nghiệp dệt may quan tâm. Nó áp dụng cho các sản phẩm không phải là thực phẩm chứa 95-100% nguyên liệu hữu cơ. Tiêu chuẩn OCS theo dõi đường đi của nguyên liệu thô từ nguồn đến thành phẩm và xác minh sự hiện diện, lượng nguyên liệu hữu cơ có trong thành phẩm.
11. Tiếu chuẩn FSC
FSC (Forest Stewardship Council) là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc cho các nhà khai thác gỗ được hình thành bởi một tổ chức phi chính phủ. FSC có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo sự bền vững của hệ thống quản lý rừng. Nó giúp giảm thiểu các vấn nạn khai thác rừng trái phép, bảo tồn, duy trì rừng một cách hiệu quả. Vì cây gỗ cũng là một nguyên liệu cho ngành dệt may nên các doanh nghiệp dệt may cũng cần quan tâm đến tiêu chuẩn này.
12. Tiêu chuẩn BSCI
BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Nó được thiết lập năm 2003 bởi Hiệp hội ngoại thương FTA, nay là Hiệp Hội Kinh Doanh Toàn Cầu Về Thương Mại Bền Vững (Amfori).
Áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may, nó giúp xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo an toàn cho người lao động.
13. Tiêu chuẩn SMETA
SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. SMETA là phương pháp để đánh giá và báo cáo vè thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội được công nhận trên toàn thế giới.
Lời kết
Trên đây là một số Tiêu chuẩn ngành Dệt may quan trọng mà các doanh nghiệp, nhà quản lý, các nhãn hàng cần quan tâm. Nắm vững được yêu cầu của đối tác, áp dụng các tiêu chuẩn cho doanh nghiệp mình để đáp ứng yêu cầu, nâng cao uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp mình là một việc làm cần thiết. Trong thời đại phát triển hiện nay, việc ưu tiên phát triển chất lượng, uy tín và thương hiệu là cơ hội vàng để các doanh nghiệp có những đơn hàng lớn từ các Buyer hàng đầu trên thế giới!